🟢 Thị trường đang đi lên. Mỗi thành viên trong cộng đồng hơn 120 nghìn người này đều biết họ nên làm gì. Bạn cũng vậy.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại? Thị trường Việt Nam 9/11

Ngày đăng 09:15 09/11/2021
Cập nhật 09:18 09/11/2021
© Reuters
INTC
-
NKE
-

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động phiên giao dịch mới hôm nay với thông tin đáng chú ý: Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại? Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á và mức tăng nhiệt trên Trái Đất làm tăng nguy cơ giảm GDP ở 65 nước dễ bị tổn thương nhất… Dưới đây là nội dung chính tin tức trong phiên hôm nay thứ Ba ngày 9/11.

1. Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại?

Đầu tháng 10 đến nay, khi việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố được nới lỏng, các hoạt động cũng trở về trạng thái bình thường mới. Đối với lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp đang bắt đầu kế hoạch triển khai/giới thiệu/mở bán dự án để tăng tốc trong quý cuối năm. Song song với đó, nhiều nhà đầu tư cũng rục rịch quay trở lại thị trường.

Theo thông tin từ Batdongsan.com.vn cho biết, trong tháng 10, lượng tin đăng (nguồn cung) và mức độ quan tâm (nguồn cầu) toàn thị trường bất động sản tăng mạnh so với tháng 9, lần lượt là 135% và 55%.

Trong đó, Hà Nội ghi nhận mức độ phục hồi 100% so với thời điểm tháng 5, TP.HCM và Đà Nẵng có mức độ phục hồi lần lượt 90% và 70% so với tháng 4 vừa qua. Mới đây, ngay sau thông tin được mở cửa trở lại, một số địa phương đã chứng kiến số lượng lớn các nhà đầu tư đổ về.

Theo nhận định từ các chuyên gia, thời điểm hiện nay, nếu nhà đầu tư bỏ tiền vào một phân khúc có giá trị lớn sẽ có nguy cơ bị 'gãy' dòng tiền. Do đó, các nhà đầu tư cần cẩn thận với dòng vốn của mình, đặc biệt không nên vay ngân hàng quá nhiều. Nên tìm hiểu và lựa chọn phân khúc có tiềm năng tăng giá mạnh. Đơn cử như những thị trường vùng ven đang còn sơ khai và đang bắt đầu có sự đầu tư về hạ tầng và các khu công nghiệp xung quanh,... Hạn chế việc lướt sóng quá ngắn trong khoảng dưới một năm bởi rất có thể sẽ bị 'sóng đè'. Còn với những ai có dòng tài chính ổn định nên hướng đến đầu tư lâu dài khoảng 3 – 5 năm để có lợi nhuận tốt.

2. Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, theo Nikkei Asia

Nikkei Asia đưa tin, khi các ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh trên khắp Đông Nam Á, các chuỗi cung ứng trong khu vực đang chạy đua để phục hồi trở lại hết công suất, sau nhiều tháng các nhà máy phải ngừng hoạt động và cắt giảm công suất. Trong số các quốc gia cùng khu vực, Việt Nam đang nhanh chóng trở lại bình thường, sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế. Khoảng 200 nhà máy trong nước ký hợp đồng sản xuất quần áo thể thao cho Nike (NYSE:NKE) đã hoạt động trở lại, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương. Một khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có các nhà máy do Samsung Electronics và Intel (NASDAQ:INTC) điều hành sẽ "hỗ trợ để các nhà máy của cả hai công ty có thể hoạt động trở lại trong tháng này".

Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam giảm dần, các công ty sản xuất các linh kiện điện và điện tử thiết yếu cho ngành công nghiệp ô tô cũng đang trở lại mạnh mẽ, các nhà sản xuất trên toàn cầu như được trút bỏ gánh nặng. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cấp khoảng 40% nhập khẩu dây dẫn của Nhật Bản vào năm ngoái. Các nhà cung cấp Nhật như Yazaki và Sumitomo Electric Industries cũng đang khôi phục sản xuất tại các nhà máy Việt Nam của họ. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự trở lại trong lĩnh vực ô tô của Nhật Bản.

3. Mức tăng nhiệt trên Trái Đất làm tăng nguy cơ giảm GDP ở 65 nước dễ bị tổn thương nhất

Báo cáo công bố ngày 8/11 do tổ chức phi chính phủ Christian Aid (Anh) thực hiện và được công bố tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), trong đó, 65 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trung bình 20% vào năm 2050 và giảm 64% vào năm 2100 nếu mức tăng nhiệt của Trái Đất lên tới 2,9 độ C.

Ngay cả khi mức tăng nhiệt trên Trái Đất được hạn chế ở mức 1,5 độ C theo như mục tiêu tham vọng nhất đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thì tăng trưởng GDP của các nước này vẫn giảm 12% vào năm 2050 và giảm 33% vào cuối thế kỷ này. Đến nay, nhiệt độ bề mặt của Trái Đất đã tăng 1,1 độ C so với mức vào cuối thế kỷ 19.

Báo cáo của Christian Aid cũng cho thấy hơn 1/3 các nước trên thế giới cần được gấp rút hỗ trợ xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu nếu nền kinh tế các nước này phải đương đầu với các đợt nắng nóng, hạn hán, bão lũ vốn ngày càng trở nên khốc liệt hơn và gây chết nhiều người hơn do sự ấm lên của Trái Đất.

Trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhất có 8 quốc gia ở châu Phi, trong đó có 2 nước ở Nam Mỹ. Toàn bộ 10 nước này có nguy cơ GDP giảm hơn 70% vào năm 2100 và giảm 40% ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu được kiềm chế ở mức nhiệt 1,5 độ C. Sudan là quốc gia có nguy cơ giảm GDP nhiều nhất với dự báo giảm 32% GDP vào năm 2050 và 84% vào năm 2100 so với mức nếu không xảy ra biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, các đảo quốc nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương trong bối cảnh số cơn bão gia tăng do mực nước biển dâng. Báo cáo trên không đề cập tới các biện pháp ứng phó, có thể giảm bớt những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Cho đến nay, các nước giàu cam kết hỗ trợ tài chính ở mức khiêm tốn nhất nhằm giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.