Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, thách thức cho ngành phân bón. Thị trường 4/10

Ngày đăng 09:27 04/10/2021
Cập nhật 09:33 04/10/2021
DCM
-
DPM
-

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam khởi động tuần đầu tháng 10 với các thông tin mới: Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thách thức cho ngành phân bón, tỷ lệ nợ xấu tăng vào cuối năm, lợi nhuận ngân hàng chững lại và đề xuất vay 446 triệu USD mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành… Dưới đây là nội dung chi tiết 3 tin tức chính trong phiên giao dịch đầu tuần mới, thứ Hai ngày 4/10.

1. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thách thức cho ngành phân bón

Giá năng lượng thế giới tăng nhanh trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp phân bón phải gồng mình chống chọi với cơn bão giá nguyên vật liệu tăng đột biến, đẩy giá thành sản xuất tăng mạnh. Giá dầu, giá khí tăng cao đang đe dọa tới nhiều ngành như phát điện, hộ tiêu thụ công nghiệp, hóa chất, thép, phân bón, thực phẩm…bởi nguồn cung khí đốt hữu hạn còn nhu cầu thì cao và tăng đột biến. Trong khi đó, nếu tăng giá đầu ra cao hơn sẽ gây khó khăn rất lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp bởi đây cũng là thời điểm hết sức khó khăn của ngành này do giá nông sản thấp. Hiện đầu ra của nhiều loại nông sản gặp khó khăn do các thị trường xuất khẩu chủ lực thu hẹp, càng khiến đời sống của nông dân thêm khó khăn hơn trước.

Điều này khiến doanh nghiệp phân đạm sử dụng nguyên liệu khí trong nước chịu nhiều ảnh hưởng, trong đó có các doanh nghiệp như Đạm Cà Mau (HM:DCM), Đạm Phú Mỹ (HM:DPM) và nhiều doanh nghiệp khác trong ngành SXKD phân bón Việt Nam. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh trong 3 quý năm 2021 khiến chi phí sản xuất tại Đạm Cà Mau tăng đột biến, bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, do phát sinh hàng loạt chi phí liên quan: từ bốc dỡ hàng lên tàu; thuê vận chuyển, bốc dỡ, tìm kiếm kho bãi,... Ngay cả khi tìm được các đơn hàng xuất khẩu, việc tổ chức, triển khai đơn hàng với đối tác cũng gặp trở ngại: từ khâu tìm thuê nhân công làm hàng; tìm kiếm đơn vị vận chuyển từ nhà máy lên cảng khu vực TP.HCM. Việc xét nghiệm, tuân thủ quy định về phòng chống COVID-19 khiến mọi việc càng kéo dài thời gian, phát sinh nhiều chi phí. Bên cạnh đó, với việc giá cước vận tải trong nước tăng do tác động từ thị trường thế giới cũng khiến chi phí logisic của đơn vị phân đạm tăng theo, trong đó có Đạm Cà Mau, Đạm Phú Mỹ. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự như với các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp thiên về định hướng xuất khẩu như thủy sản, dệt may, nông sản… đang gánh chịu các chi phí đầu vào tăng mạnh.

2. Tỷ lệ nợ xấu tăng vào cuối năm, lợi nhuận ngân hàng chững lại

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống sẽ gần 8% vào cuối năm. Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh đề cập nhờ việc Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 42, cùng với quyết tâm chính trị của cả hệ thống, nợ xấu đã được xử lý tương đối mạnh trong thời gian qua. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,46%, năm 2017 giảm xuống còn 1,99%, năm 2018 còn 1,91%, năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,76%. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và năm 2020 là 3,81%. Vấn đề nợ xấu là một trong những chỉ tiêu ngành ngân hàng không hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2020 là "tỷ lệ nội xấu nội bảng cộng nợ xấu tiềm ẩn về dưới 3%/tổng dư nợ". Tuy nhiên, khi Covid-19 đến trong năm 2020 và năm 2021, NHNN đánh giá độ trễ sẽ còn tác động cả sang năm 2022 nên ngành ngân hàng sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn. NHNN lên kịch bản kỹ lưỡng và báo cáo Chính phủ về xu hướng nợ xấu trong thời gian tới. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%. Kết quả này được dự báo trên cơ sở ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14.

Lợi nhuận ngân hàng chững lại. Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý IV của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với toàn bộ các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khác với xu hướng phổ biến trong các quý cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021 là “cải thiện nhẹ”, riêng trong quý III, tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng được các TCTD đánh giá là có chiều hướng “suy giảm” so với quý trước. Dự kiến thời gian tới, có 54% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý IV và cả năm 2021, thấp hơn so với kỳ vọng tại kỳ điều tra trước (67,6-73,3%). Trong quý IV, 40,6% TCTD kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng so với quý III, 41,6% TCTD kỳ vọng “không đổi” và 17,8% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm. Dự kiến tổng thể năm 2021, 83,7% TCTD kỳ vọng lãi trước thuế của đơn vị tăng trưởng dương, 3% kỳ vọng không đổi và 13,3% TCTD lo ngại lợi nhuận “giảm”, cao hơn so với tỷ lệ 9,7% ghi nhận tại cuộc điều tra tháng 6. Do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý II và quý III, các TCTD đánh giá các nhân tố khách quan ít có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn các quý trước. Trái ngược với kết quả điều tra tháng 6, tại kỳ điều tra này, các TCTD nhận định diễn biến của các nhân tố “Điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” và “Cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm, dịch vụ của đơn vị” đã ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh doanh của các TCTD trong quý III/2021 và cả năm 2021. Ngược lại, nhân tố “Chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá của NHNN” được các TCTD đánh giá là tiếp tục có ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của TCTD trong quý III và cả năm 2021. Dựa trên những khó khăn mà toàn ngành bị ảnh hưởng do dịch bệnh, Chứng khoán Yuanta Việt Nam dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng quý III sẽ giảm 19% so với quý II do tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng so với quý trước. Tăng trưởng tín dụng toàn ngành bị chững lại do ảnh hưởng từ đại dịch nhưng đây không phải là điều quá bất ngờ. Thu nhập lãi thuần trong quý III của các ngân hàng sẽ giảm 2% so với quý trước. Tuy nhiên, kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ hồi phục trong quý IV khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Biên lãi thuần (NIM) được dự báo sẽ giảm do các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Thu nhập phí trong quý III được kỳ vọng sẽ tăng và đây sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận trong quý này.

3. Đề xuất vay 446 triệu USD mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành

Đề xuất dự án đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành, sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận vừa trình Bộ Giao thông Vận tải. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận là cơ quan được giao nghiên cứu, đề xuất đầu tư dự án này. Với hơn 446 triệu USD (hơn 10.200 tỷ đồng) vốn vay ODA từ JICA, dự kiến chiếm 79% tổng mức đầu tư dự án. Nguồn này được đề xuất cho các hạng mục: chi phí xây dựng, thiết bị (100% trước thuế); tư vấn thiết kế kỹ thuật, giám sát; chi phí dự phòng... Phần vốn đối ứng của Chính phủ dự kiến hơn 120 triệu USD (khoảng 2.700 tỷ đồng), được nghiên cứu sử dụng cho các hạng mục: thuế VAT (của chi phí xây lắp và chi phí dự phòng), giải phóng mặt bằng, quản lý dự án, tư vấn, chi phí dự phòng và lãi vay...

Đoạn mở rộng được đề xuất làm trên chiều dài gần 24 km trong tổng 55 km toàn tuyến. Điểm đầu dự án nằm sau nút giao An Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM), điểm cuối tại vị trí giao dự kiến với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (huyện Long Thành, Đồng Nai). Trong đó, đoạn đi qua TP.HCM dài hơn 11,7 km, còn lại gần 12 km thuộc địa phận Đồng Nai.

Dự án mở rộng đường từ 4 lên 8 làn xe, tốc độ 100-120 km/h. Riêng hai cầu lớn trên tuyến gồm cầu Sông Tắc và Long Thành, lần lượt được đề xuất mở rộng lên 10 và 9 làn. Phần còn lại từ Long Thành đến Dầu Giây, dài 31 km giữ nguyên 4 làn như hiện nay.

Việc giải phóng mặt bằng tại dự án được đề xuất thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh. Trong đó đoạn qua TP.HCM từ điểm đầu dự án đến nút giao Vành đai 2 đã được thành phố thực hiện trước đó, chỉ thực hiện đoạn từ tuyến vành đai này đến sông Đồng Nai. Phần qua Đồng Nai cũng chỉ giải phóng mặt bằng phần bên phải tuyến khu vực đầu cầu Long Thành. Đoạn còn lại đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đã được triển khai trước đó.

Cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua TP.HCM và Đồng Nai, khai thác giai đoạn một năm 2015 quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 20.600 tỷ đồng. Do là một trong tuyến huyết mạch kết nối giao thông, kinh tế giữa TP.HCM với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, nên những năm gần đây thường quá tải vào các dịp lễ Tết do lượng xe tăng cao. Dự án mở rộng cao tốc khi hoàn thành ngoài nâng năng lực khai thác sẽ góp phần tăng khả năng kết nối khu vực Đông Nam Bộ, đồng thời đáp ứng nhu cầu giao thông khi sân bay Long Thành dự kiến khai thác năm 2025.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.