Trước sự cố này, mức độ thành công của ngân hàng trong việc thu hồi vốn vẫn chưa chắc chắn. Theo thông tin từ BBC, cuối tuần qua, các khách hàng của Ngân hàng Thương mại Ethiopia (CBE) phát hiện có thể rút nhiều tiền hơn số họ có trong tài khoản. Kết quả, hơn 40 triệu USD (tương đương 988 tỷ đồng) đã được rút hoặc chuyển sang các ngân hàng khác, khiến các tổ chức phải mất vài giờ mới đóng băng được các giao dịch.
Tin tức về sự cố đã lan truyền khắp các trường đại học. Chủ tịch Ngân hàng Ethiopia, ông Abe Sano cho biết, phần lớn số tiền do các sinh viên rút ra.
Một sinh viên của Học viện Công nghệ Đại học Jimma cho hay, nhiều người xếp hàng dài tại các cây ATM trong khuôn viên để chờ tới lượt rút tiền và việc này chỉ chấm dứt khi cảnh sát có mặt và ngăn chặn mọi người. Sinh viên này cho biết, anh ta không tin đó là sự thật khi được bạn bè kể rằng họ có thể rút một lượng lớn tiền từ ATM hoặc chuyển tiền bằng ứng dụng của ngân hàng nhiều hơn số tiền có trong tài khoản.
Theo một sinh viên khác tại Đại học Dilla ở nam Ethiopia, một số bạn học của cậu đã nhận được tiền từ CBE vào lúc nửa đêm tới 2 giờ sáng.
Ngày 17/3, Ngân hàng Trung ương Ethiopia cho biết, một trục trặc đã xảy ra trong quá trình bảo trì và kiểm tra. Tuy nhiên, tuyên bố chỉ tập trung vào việc dịch vụ bị gián đoạn sau khi CBE đóng băng tất cả các giao dịch và không đề cập tới số tiền khách hàng đã rút.
Ông Abe Sano nhấn mạnh, CBE không bị tấn công mạng và khách hàng không phải lo lắng vì tài khoản cá nhân của họ vẫn nguyên vẹn.
Một số trường đại học đã đưa ra tuyên bố kêu gọi sinh viên trả lại bất kỳ khoản tiền nào họ đã rút từ CBE mà không thuộc về họ. Ông Sano làm rõ rằng những cá nhân trả lại tiền sẽ không phải đối mặt với cáo buộc hình sự. Tuy nhiên, mức độ thành công của ngân hàng trong việc thu hồi vốn vẫn chưa chắc chắn.
>> Chuyện lạ ngân hàng nhỏ nhất nước Mỹ: Gì cũng 'không' nhưng 'đứng vững' hơn 100 năm