Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, sau 15 ngày đăng tuyển vị trí lương 400 triệu/tháng, không nhận được bất kỳ hồ sơ ứng tuyển nào từ chuyên gia người Việt. Ngày 25/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết đã nhận văn bản của nhà thầu chính Thổ Nhĩ Kỳ - đơn vị đang xây dựng gói thầu Nhà ga hành khách sân bay Long Thành - về việc đề nghị tuyển lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển chuyên gia nước ngoài.
31 vị trí công việc (chuyên gia) dự kiến tuyển người lao động nước ngoài gồm đại diện nhà thầu, giám đốc dự án, quản lý xây dựng, kỹ sư xây dựng, chuyên viên kế hoạch, trưởng phòng hành chính, trưởng phòng nhân sự,… với mức lương thấp nhất 75 triệu đồng/người/tháng, cao nhất là 400 triệu đồng/người/tháng.
Sau 15 ngày đăng tải thông tin tuyển dụng từ nhà thầu thi công ga hành khách của dự án sân bay Long Thành, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết không nhận được bất kỳ hồ sơ ứng tuyển nào từ chuyên gia người Việt.
Chia sẻ về vấn đề trên, PGS (HN:PGS).TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, cho biết nếu nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra điều kiện về kinh nghiệm thì "khó có cửa" cho chuyên gia người Việt làm giám đốc dự án.
Theo kinh nghiệm thực tế, nhiều nhà thầu Việt đánh bại các đối thủ nước ngoài để được nhận dự án lớn nhưng sau đấy vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận những vị trí quan trọng, cốt lõi của dự án đó.
Với sân bay Long Thành, vấn đề đặt ra là tỉ lệ "nội địa hóa" nguồn nhân lực cho dự án sẽ được quan tâm như thế nào. Ông Chủng tin tưởng thành phần nhà thầu gồm nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở ra cơ hội cho người Việt.
Trong liên danh Vietur, doanh nghiệp IC Ictas đến từ Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên đứng đầu. Ngoài ra còn Ricons, Newtecons, SOL E&C, ATAD, Tổng Công ty Xây dựng số 1, HAWEE, Vinaconex (HM:VCG), Phục Hưng Holdings và Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
"Liên danh còn nhiều nhà thầu Việt như vậy nên tôi tin họ sẽ không để doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ quyết định hết", ông Chủng nhận định.
Ông lấy ví dụ thành viên liên danh có Newtecons của ông Nguyễn Bá Dương. Ông Dương trước đây từng lãnh đạo Conteccons xây dựng thành công tòa nhà cao nhất Việt Nam (Landmark 81) tại TP. HCM. Công trình được ca ngợi vì có dấu ấn của nhà thầu và kỹ sư Việt Nam.
"Nếu ngày ấy cũng đòi hỏi kinh nghiệm xây công trình tương tự thì ông Bá Dương làm sao làm được Landmark 81", ông Trần Chủng nêu ví dụ.
Phối cảnh hạng mục nhà ga hành khách sân bay Long Thành, giai đoạn I. |
Lãnh đạo ban quản lý dự án cho biết một trong những rào cản lớn nhất với người Việt là yêu cầu về kinh nghiệm từ phía nhà thầu.
Gói thầu 5.10 - thi công nhà ga hành khách sân bay Long Thành có quy mô 25 triệu khách/năm, tổng vốn 35.000 tỷ đồng. Người đủ điều kiện làm giám đốc dự án phải từng làm lãnh đạo, quản lý các gói thầu dự án có quy mô tương đương. Điều này là không dễ bởi thực tế gói thầu 5.10 là gói thầu xây lắp lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Ngoài các điều kiện về kinh nghiệm, ban quản lý dự án cũng đặt ra yêu cầu về điều kiện năng lực rất chi tiết như chuyên ngành, bằng cấp, thời gian công tác của nhân sự.
Ông Hiếu không ngạc nhiên khi không có người Việt nào ứng tuyển vị trí giám đốc dự án, bởi ngay từ quyết định đấu thầu quốc tế với gói thầu này đã cho thấy nguồn lực chuyên gia trong nước là không đủ.
>> Cổ phiếu Coteccons (HM:CTD) tăng mạnh thứ 2 sàn HoSE năm 2023: Dấu ấn sau trượt thầu dự án sân bay Long Thành