"Cái bắt tay" của Novaland (NVL) và Địa ốc Hoàng Quân (HQC) diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa trở lại quỹ đạo phát triển, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong bài toán pháp lý dự án, bán hàng, huy động và cơ cấu các khoản nợ vay. Cái bắt tay...
Ngày 22/5, Tập đoàn Novaland (Mã HM:NVL - HoSE) ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư, xây dựng dự án nhà ở xã hội với Địa ốc Hoàng Quân (Mã HQC - HoSE).
Theo thỏa thuận, hai bên sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất hiện có; kết hợp thế mạnh của nhau để hợp tác đầu tư xây dựng và phát triển các dự án tiềm năng tại TP. HCM và một số tỉnh thành như Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long…
Ông Trương Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Hoàng Quân và ông Dennis Ng Teck Yow – Tổng Giám đốc Novaland đại diện hai bên ký kết hợp tác đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội |
Dự kiến trong năm 2024, khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội sẽ được bàn giao tại nhiều địa phương.
Đây là động thái bất ngờ của Novaland khi doanh nghiệp này được biết đến là đơn vị chuyên phát triển các dự án bất động sản cao cấp và sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng. Còn Hoàng Quân từ lâu được biết đến ở "sân chơi" nhà ở xã hội khu vực phía Nam.
... Của những hoàn cảnh
Thời gian qua, nhiều thương vụ hợp tác của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã được ghi nhận trong đó nổi bật nhất là trường hợp của Tập đoàn HAGL (Mã HM:HAG) và LPBank (Mã LPB (HM:LPB)) từ quý IV/2023 đem đến nhiều tín hiệu tích cực cho cả hai bên.
Tuy nhiên, cần lưu ý, đây là thương vụ hợp tác giữa một tổ chức tài chính và bên còn lại là doanh nghiệp sử dụng vốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với HAGL trong bối cảnh công ty đang nỗ lực xóa lỗ lũy kế và xóa nợ vay sau giai đoạn tái cấu trúc.
Trong khi đó, "cái bắt tay" của Novaland và Địa ốc Hoàng Quân diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa trở lại quỹ đạo phát triển, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong bài toán pháp lý dự án, bán hàng, huy động và cơ cấu các khoản nợ vay.
Novaland hiện là một trong những doanh nghiệp khó khăn nhất trong nhóm bất động sản niêm yết trên sàn. Trong số 236.500 tỷ đồng tài sản, số nợ phải trả đã chiếm tới 81%, tương ứng gần 191.800 tỷ. Đây cũng là doanh nghiệp nằm trong nhóm đầu về vay nợ tài chính, dư nợ đến cuối quý I/2024 ở mức hơn 58.000 tỷ đồng.
Việc gặp khó ở nhiều dự án trọng điểm như Aqua City hay các dự án thương hiệu NovaWorld khiến tình hình kinh doanh của Novaland lao dốc, dòng tiền về chậm ảnh hưởng đến tiến độ và khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến 38.500 tỷ đồng trái phiếu.
Trong khi đó, Địa ốc Hoàng Quân cũng ở trong tình trạng không khá khẩm hơn.
Với doanh thu ngày càng teo top, lợi nhuận năm chỉ tương đương giá vài căn chung cư, Hoàng Quân đã không còn là "trùm nhà ở xã hội" - nói như chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Trương Anh Tuấn tại ĐHCĐ thường niên 2023.
>> 16 lãnh đạo Hoàng Quân chỉ nắm 0,12% vốn doanh nghiệp, NĐT nhỏ lẻ mắc kẹt trong vùng giá 'trà đá' nhiều năm
Phần tài sản tích lũy tiềm năng cho các kế hoạch phát triển hàng chục nghìn căn nhà ở xã hội trong tương lai của doanh nghiệp này chỉ là hơn 46 tỷ đồng tiền mặt. Trong khi đó, tổng các khoản phải thu ghi nhận tới 4.700 tỷ đồng - chiếm quá nửa nguồn vốn.
Đã 9 năm liên tiếp Địa ốc Hoàng Quân không hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra tại ĐHCĐ |
Cổ phiếu giảm sâu trở thành vấn đề khiến doanh nghiệp gặp bất lợi trong các kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn. Trong khi đó, các vấn đề về pháp lý triển khai dự án hay trái phiếu khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng từ các định chế tài chính trong và ngoài nước.
Diễn biến giá cổ phiếu HQC (vàng) và NVL (đỏ) |
>> Novaland (NVL): Thấy gì từ khoản vay hơn 58.000 tỷ đồng chỉ phải trả mức lãi chưa đến 1%