Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Chống lạm phát, chống chủ nghĩa bảo hộ

Ngày đăng 18:41 21/05/2022
Cập nhật 11:45 21/05/2022
Chống lạm phát, chống chủ nghĩa bảo hộ

Vietstock - Chống lạm phát, chống chủ nghĩa bảo hộ

Lạm phát gia tăng đã khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp tục các chính sách bảo hộ có từ thời Donald Trump. Mặc dù "mở cửa" và "toàn cầu hóa" có thể không còn được ưu ái về mặt chính trị, tự do thương mại vẫn là chính sách kinh tế hợp lý.

Nguồn: Project Syndicate

* Bài viết thể hiện quan điểm của Pinelopi Koujianou Goldberg

Một trong những mục tiêu chính mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đặt ra cho chính quyền của mình là trao quyền cho người lao động Mỹ và tầng lớp trung lưu của đất nước. Nhiều người tin rằng toàn cầu hóa (cùng với một số yếu tố khác) đã góp phần làm giảm tiền lương, gia tăng bất bình đẳng xã hội và cảm giác rằng người lao động Mỹ thua xa người lao động ở các nước khác có tiêu chuẩn lao động thấp hơn. Nhưng trong nỗ lực đảo ngược những xu hướng này, chính quyền Biden lại áp dụng những luận điệu và chính sách bảo hộ. Điều này có thể khiến người lao động Mỹ một lần nữa mất trắng.

Mặc dù bất kỳ đề cập nào đến từ “chính sách cởi mở” ngày nay đều bị nghi ngờ, sự gia tăng lạm phát - CPI của Mỹ đã tăng 8.3% trong tháng 04/2022 - đã thúc đẩy một cuộc thảo luận giữa các nhà kinh tế về việc liệu tự do hóa thương mại (và cởi mở hơn) có thể được sử dụng để kiềm chế tình trạng tăng giá điên cuồng hiện nay. Vì một trong những lý lẽ chính của thương mại tự do là nó giúp giảm giá cả cho người tiêu dùng, mối liên hệ giữa biên giới mở và lạm phát là điều đáng phải suy ngẫm.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Để rõ ràng hơn, không có nhà kinh tế nào tuyên bố rằng lạm phát gần đây là kết quả của các hạn chế thương mại. Đến nay, các nguyên nhân được lý giải là sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và sự thiếu hụt nguồn cung do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Nhưng khi các nhà hoạch định chính sách đấu tranh để kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái thì họ nhận ra rằng các yêu cầu “Mua hàng Mỹ”, thuế quan và hạn chế nhập cư có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Theo một bản tóm tắt chính sách gần đây của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), việc giảm bớt các rào cản thương mại một cách khả thi “có thể giúp giảm lạm phát xuống khoảng 1.3 điểm phần trăm”. Nghiên cứu này mang tính thận trọng và chỉ tập trung vào các hạn chế thương mại có thể được dỡ bỏ một cách hợp lý trong ngắn hạn. Đề xuất cắt giảm các rào cản thương mại sẽ không giải quyết được gốc rễ của tình trạng tăng giá nhưng nó sẽ làm dịu bớt tình hình hiện nay.

Người tiêu dùng Mỹ sẽ hoan nghênh sự cứu trợ ngắn hạn như vậy. Nếu chính quyền Biden thấy cần thiết phải bán dầu ra khỏi kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve) bất chấp cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thì tại sao họ lại không nhận ra sự cần thiết phải đảo ngược chiến lược thuế quan của cựu Tổng thống Donald Trump? Vào năm 2021, theo báo cáo tóm tắt của PIIE, các mức thuế này vẫn được áp dụng đối với hơn một nửa hàng hóa nhập khẩu vào nước Mỹ.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Quan trọng hơn, các chính sách cởi mở, cho dù đó là thương mại tự do hay nhập cư, cũng đóng góp vào phúc lợi của người tiêu dùng theo những cách gián tiếp. Mặc dù những tác động này thường khó định lượng nhưng chúng có tầm quan trọng bậc nhất. Đó là lý do tại sao các nhà kinh tế học thường chuyển sang các nguyên tắc tư duy cơ bản khi tranh luận về chúng.

Chú thích:

Theo Elon Musk, các nguyên tắc tư duy cơ bản là xem xét thế giới dưới góc nhìn vật lý (physics way). Bạn đúc kết mọi thứ thành những sự thật cơ bản nhất và đặt câu hỏi "Điều gì chúng ta có thể chắc chắn là đúng?" và sau đó lập luận tiếp.

Nguồn: Tayo Sadique

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của tự do thương mại là nó khiến các công ty trong nước (và thị trường lao động) cạnh tranh khốc liệt hơn, khiến họ giữ giá thấp và đổi mới liên tục để đi trước xu hướng. Tương tự như vậy, nhập cư làm giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung lao động và những người nhập cư có tay nghề cao có thể thúc đẩy năng suất và sự đổi mới. Các quốc gia hướng tiến bộ hiểu được điều này và chấp nhận sự nhập cư. Ví dụ, Vương quốc Anh đã áp dụng một chương trình thị thực dành cho lao động lành nghề mới để chào đón sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu thế giới.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Thực sai lầm khi hạn chế thương mại tự do và nhập cư vào thời điểm giá cả trong nước tăng cao. Bây giờ mọi người đều tập trung vào lạm phát, điều đáng xem xét là tại sao lạm phát lại thấp như vậy trong hai thập kỷ qua, kể cả khi có việc làm đầy đủ dành cho người lao động ở nước Mỹ (trước đại dịch) và bất chấp các chính sách tiền tệ nới lỏng. Toàn cầu hóa và tự động hóa được cho là có liên quan rất nhiều đến vấn đề này.

Việc thuê ngoài (outsourcing) ở các quốc gia có mức lương thấp hơn hoặc việc máy móc tiên tiến đã hạn chế khả năng tăng lương của người lao động. Đồng thời, cạnh tranh nước ngoài đã làm giảm định giá của các doanh nghiệp trong nước (mặc dù có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiết giảm chi phí giúp họ thu được lợi nhuận lớn).

Ngày nay, người lao động và các công ty đang gặp một thách thức hoàn toàn khác. Công việc và doanh nghiệp của họ dường như an toàn hơn khi nước Mỹ đã trở nên hướng nội và chấp nhận chủ nghĩa bảo hộ. Cuộc "Đại khủng hoảng lao động" (Great Resignation) và những yếu tố khác đã làm giảm nguồn cung lao động và cho phép lực lượng lao động có quyền thương lượng lớn hơn.

Đây có thể là một diễn biến tích cực, ngoại trừ việc tỷ lệ lạm phát cao đã làm kiệt quệ những nỗ lực nhằm cải thiện mức sống cho người lao động trình độ tay nghề trung bình ở Mỹ. Trong khi tiền lương danh nghĩa ở Mỹ tăng 5.6% tính đến tháng 3, tỷ lệ lạm phát 8.5% của tháng đó chỉ ra rằng tiền lương thực tế giảm 2.7%.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lợi ích của mở cửa biên giới (giá cả thấp hơn) ít quan trọng hơn so với chi phí (mất việc làm hoặc lương thấp hơn). Vì vậy, lợi ích của người tiêu dùng không được chú trọng, trong khi lợi ích của người lao động được ưu tiên hơn, điều này có xu hướng thiên về chủ nghĩa bảo hộ. Lạm phát ngày nay cho thấy sự cần thiết để chống lại sự thiên vị này.

Sự sụt giảm tiền lương thực tế hiện nay là một lời nhắc nhở rằng hạnh phúc của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa mà chúng ta kiếm được khi đi làm mà còn phụ thuộc vào mức giá mà chúng ta phải trả với tư cách là người tiêu dùng. Mở cửa biên giới có thể giúp giữ giá thấp trong thời điểm đầy thách thức như hiện nay. Tuy nhiên, việc đảo ngược chính sách thuế quan do chính quyền Trump áp đặt mới là một bước đi đúng hướng trong dài hạn.

Giới thiệu về tác giả Pinelopi Koujianou Goldberg

Pinelopi Koujianou Goldberg tốt nghiệp Đại học Freiburg năm 1986 và nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Stanford vào năm 1992.

Mang hai quốc tịch Hy Lạp và Mỹ, bà Goldberg là nữ Tổng biên tập đầu tiên của tờ American Economic Review, một trong những tạp chí có ảnh hưởng nhất về kinh tế học.

Bà đang là Giáo sư về kinh tế của Đại học Yale. Trước khi làm việc tại Đại học Yale, bà Goldberg đã từng giảng dạy tại Khoa Kinh tế của hai trường đại học danh tiếng là Đại học Princeton và Đại học Columbia.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Bà là Phó Chủ tịch cao cấp, Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB). Bà từng là chuyên gia cao cấp tại Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economics Research - NBER) và Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Centre for Economic Policy Research - CEPR).

Nguồn: World Bank

Phòng Tư vấn Vietstock

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.