Thị trường thép nội địa và xuất khẩu của Việt Nam được dự báo phục hồi tích cực cả về giá và sản lượng trong năm 2024. Sau năm 2023 phục hồi tích cực, các doanh nghiệp thép được kỳ vọng lấy lại phong độ nhờ loạt yếu tố hỗ trợ. Chứng khoán6 câu chuyện nổi bật của nhóm doanh nghiệp thép năm 2024Trang Quỳnh • 28/12/2023 22:37Thị trường thép nội địa và xuất khẩu của Việt Nam được dự báo phục hồi tích cực cả về giá và sản lượng trong năm 2024. Sau năm 2023 phục hồi tích cực, các doanh nghiệp thép được kỳ vọng lấy lại phong độ nhờ loạt yếu tố hỗ trợ.
Trong nước
Nguồn cung bất động sản dự kiến cải thiện: Ngành bất động sản trong nước đang ấm dần và được dự báo sẽ phục hồi trở lại kể từ nửa sau năm 2024 khi những chính sách được thẩm thấu kỹ hơn. Cần nhấn mạnh, khoảng 60% tiêu thụ thép đến từ thị trường địa ốc.
Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024 trong đó nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng hơn 33% so với cùng kỳ, đạt mức 20.000 căn hộ; nguồn cung tại TP. HCM dự kiến ở mức 12.000 căn - tăng 31% YoY.
Sự phục hồi này sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước. Tuy nhiên, điều cần được lưu ý là việc số dự án được cấp phép mới ngày càng suy giảm và ở mức rất thấp.
60% lượng tiêu thu ngành thép trong nước đến từ thị trường bất động sản |
Đầu tư công thúc đẩy tiêu thụ:Năm 2023, tổng lượng vốn giải ngân đầu tư công cải thiện đáng kể so với năm 2022. Ước giải ngân đến hết tháng 11 đạt khoảng 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 6,8% về tỷ lệ và cao hơn khoảng 123.000 tỷ đồng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Mới đây, tại Thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện; quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn được giao của năm nay.
Hiện các dự án đầu tư công trọng điểm như cao tốc Bắc-Nam, sân bay Long Thành, các hệ thống vành đai Hà Nội, TP. HCM đang bước vào giai đoạn chạy nước rút về giải ngân vốn.
Kỳ vọng năm 2024, hoạt động giải ngân vốn đầu tư công sẽ tiếp tục khởi sắc với nhờ động thái giải ngân cho các dự án tồn đọng từ 2023 chuyển sang và gói kích thích kinh tế bổ sung của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, tỷ trọng của thép trong trong các dự án đầu tư công là không nhiều bởi vậy mức đóng góp cho tiêu thụ vẫn còn thấp.
Hiện các dự án đầu tư công trọng điểm đang bước vào giai đoạn chạy nước rút về giải ngân vốn |
Câu chuyện về giá: Giá than cốc, thép phế, quặng sắt giảm mạnh từ quý II/2023 và giá thép xuất hiện nhịp hồi phục sẽ giúp các doanh nghiệp thép có hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn so với năm 2022.
Doanh số xuất khẩu phục hồi: Nguồn cung giảm và nhu cầu thép thế giới dự báo sẽ hồi phục: Gần đây, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu tôn mạ tại Việt Nam có đà hồi phục tốt sau những quý kém khả quan. Nguyên nhân chủ yếu nhờ vào việc: Nhập khẩu tôn tại thị trường EU và Mỹ hồi phục mạnh trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt; giá thép hồi phục giúp hoàn nhập chi phí trích lập dự phòng hàng tồn kho.
>> Thép Trung Quốc 'tấn công' thị trường Việt Nam, Hòa Phát giải bài toán tồn kho thế nào?
Trung Quốc giảm cung, EU-Ấn Độ tăng cầu: Theo quan sát, các nhà máy thép tại Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện cắt giảm sản lượng kể từ cuối quý III/2023 theo mục tiêu của Chính phủ nước này. Sản lượng sản xuất thép tại quốc gia tỷ dân trong tháng 9 đã giảm 5% so với tháng trước và dự kiến tiếp tục suy giảm trong các tháng cuối năm.
Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), sang năm 2024, nguồn cung thép ước tính giảm nhẹ 1% YoY trong khi nhu cầu tăng 1,9% (động lực chính đến từ nhu cầu xây dựng tại khu vực EU và Ấn Độ). Điều này sẽ tác động tích cực đến giá thép thế giới.
Tỷ giá USD hạ nhiệt giảm áp lực lỗ tỷ giá cho doanh nghiệp thép: Sau giai đoạn tăng nóng, việc tỷ giá USD/VND điều chỉnh giảm trong quý IV/2023 sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép giảm áp lực lỗ trong quý cuối năm.
Kết luận: Giá thép xây dựng nội địa hiện đã thoát vùng đáy khi nhu cầu ấm lên cũng như áp lực giảm giá từ thép Trung Quốc hạ nhiệt. Mức chênh lệch thấp sẽ giúp ngành thép nội địa tránh được sự cạnh tranh của thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Giá thép xây dựng nội địa đã chấm dứt đà giảm kéo dài trong 7 tháng khi tăng nhẹ khoảng 3% trong tháng 11. "Điểm đảo chiều của giá thép" cho thấy nhu cầu khả quan hơn trong bối cảnh ngành bất động sản có tín hiệu tích cực.
Bài viết của bà Nguyễn Quỳnh Trang - Chuyên viên tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán VPS
>> Cổ phiếu HPG (HM:HPG), HSG (HM:HSG) cùng nhau đi ngang, vì sao NKG (HM:NKG) một mình leo dốc?