Vietstock - Hải quan đã “khắc chế” được nợ thuế
Năm 2017, ngành Hải quan sẽ thu ngân sách nhà nước vượt mức dự toán 285.000 tỷ đồng theo chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao.
Trong thành tích này, đáng chú ý là ngành đã cơ bản “khắc chế” được sự gian lận qua khai báo trị giá đối với những mặt hàng có giá trị thu cao.
Hoạt động nghiệp vụ tạ Chi cục Hải quan Yên Bình, Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang.
|
Quyết tâm đạt mốc 295.000 tỷ đồng
Tại họp báo chuyên đề “Kết quả thu ngân sách nhà nước 11 tháng và các giải pháp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2017 của ngành Hải quan” vừa được tổ chức tại Hà Nội, lãnh đạo Cục thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục hải quancho biết, năm 2017, ngành hải quan được Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính giao số thu là 285.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó, Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính lại giao mức cao hơn (295.000 tỷ đồng).
Cục trưởng Cục thuế xuất nhập khẩu Lưu Mạnh Tưởng cho biết, nhiệm vụ thu ngân sách mà Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Hải quan năm 2017 là một thách thức lớn, cái đích mà Ban cán sự Đảng đặt ra càng thách thức hơn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của toàn ngành.
Do vậy, ngay từ đầu năm 2017, ngành đã cho triển khai tổng thể các giải pháp để tăng cường số thu. Ngoài nhiệm vụ thu thu thuế XNK, ngành hải quan còn tập trung thu hồi xử lý nợ thuế, giao chỉ tiêu thu hồi tới từng đơn vị, đặc biệt là đối với các khoản nợ có khả năng thu (1.307 tỷ đồng).
Kết quả thu ngân sách khả quan nêu trên có sự đóng góp của kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng của năm 2017 tăng khá so với cùng kỳ, ước đạt 384,7 tỷ USD, tăng 21,1%. |
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan còn tổ chức các đoàn công tác tới các cục hải quan địa phương có số thu lớn, nợ thuế cao, nợ mới phát sinh tăng... yêu cầu các địa phương tích cực thực hiện các biện pháp để chống thất thu thuế để hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý nợ thuế như Cục Hải quan TP HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Lạng Sơn....
Riêng về xử lý nợ thuế, tính đến 31/10, các khoản nợ của ngành Hải quan quản lý đã giảm 72 tỷ đồng (còn 5.406 tỷ đồng), nợ khó thu giảm 3% so với cuối năm 2016, còn 3.770 tỷ đồng. Trong 10 tháng của năm 2017 số nợ chỉ hơn 512 tỷ đồng.
Cơ bản “khắc chế” về xác định trị giá hải quan
Trả lời tại buổi họp báo chuyên đề, lãnh đạo Cục thuế xuất nhập khẩu cũng cho biết, việc xác định trị giá hải quan vẫn khó tìm được tiếng nói chung giữa hải quan và doanh nghiệp. Bởi vì, có nhiều khoản mà doanh nghiệp cho rằng họ không phải nộp nhưng theo quan điểm của TCHQ và căn cứ vào quy định củapháp luật thì phải nộp. Do vậy khi hải quan ấn định, doanh nghiệp vẫn khiếu nại, đặc biệt là những doanh nghiệp có số thu lớn như doanh nghiệp kinh doanh ô tô. Chỉ tính riêng tại TP HCM, số phát sinh nợ thuế đến nay chưa thu được của 4 doanh nghiệp ô tô đã lên tới gần 800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Tưởng cho biết: để giải quyết mâu thuẫn trên, ngay từ đầu năm,hải quan đã có văn bản 905 ngày 17/2/2017 trong đó hướng dẫn toàn bộ hệ thống hải quan, phân loại trường hợp có dấu hiệu khai báo thấp. Hiện hải quanđã có danh mục trên 7.000 mặt hàng có dấu hiệu rủi ro phải quản lý với hai phương án xử lý: Thực hiện tham vấn với 10 nhóm hàng có rủi ro cao để thu thuế ngay,trong đó có cả doanh nghiệp mới thành lập hoặc xếp hạng 6, hạng 7, tránh tình trạng doanh nghiệp bị ấn định rồi bỏ trốn làm phát sinh nợ thuế. Trường hợp thứ 2 có dấu hiệu không quá rủi ro thì thực hiện kiểm tra sau thông quan, mục tiêu là vừa ngăn chặn vừa tạo thuận lợi tránh chồng chéo trong quá trình quản lý công tác trị giá.
Minh Quyên