Vietstock - Điều gì đang cản bước thanh toán kỹ thuật số ở Việt Nam?
Dòng vốn đầu tư đang ồ ạt chảy vào lĩnh vực giao dịch kỹ thuật số và các công ty cũng “đốt” hàng đồng tiền để cố gắng giành lấy thị phần trên thị trường thanh toán kỹ thuật số.
Theo cuộc khảo sát nhóm người tiêu dùng thành thị gần đây nhất của bộ phận FT Confidential Research, 46% người tham gia sử dụng tiền mặt hoàn toàn khi thực hiện giao dịch. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đang đi đúng lộ trình để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ giao dịch bằng tiền mặt của các hộ gia đình thành thị xuống 50%. Tuy nhiên, rõ ràng là Việt Nam đang chậm chân trong việc chấp nhận thanh toán phi tiền mặt trong khối ASEAN 5 và có khả năng vẫn như vậy nếu như các quy định không được nới lỏng.
Chính phủ Việt Nam hy vọng thanh toán di động sẽ thúc đẩy làn sóng chuyển sang phi tiền mặt, nhờ số lượng người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng và giới trẻ ngày càng hiểu biết về công nghệ. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, 41 ngân hàng và 23 công ty công nghệ tài chính (fintech) phi ngân hàng hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán di động.
Mặc dù chiếm chưa tới 10% giao dịch kỹ thuật số, nhưng các giao dịch dựa trên điện thoại di động ngày càng tăng trưởng nhanh chóng ở Việt Nam. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, giao dịch thông qua dịch vụ ngân hàng di động tăng trưởng 126% so với cùng kỳ năm trước lên 1,032 ngàn tỷ đồng (tương đương 44.5 tỷ USD), trong khi giao dịch thông qua ví điện tử – dịch vụ thanh toán di động từ các công ty fintech – tăng trưởng 161% lên 65 ngàn tỷ đồng.
Các công ty fintech dẫn đầu xu hướng phi tiền mặt
Ví điện tử (E-wallet) dù còn tương đối nhỏ, nhưng có thể tác động lớn nhất tới chương trình phi tiền mặt của Chính phủ, vì chúng được thiết kế để thực hiện các giao dịch hàng ngày và có giá trị thấp. Quy mô trung bình của một giao dịch thông qua ví điện tử là 19 USD, trong khi giao dịch thông qua ngân hàng di động trung bình là 366 USD.
Các công ty fintech đã dẫn dắt xu hướng chấp nhận thanh toán di động ở Việt Nam, nhất là trong việc mua sắm các món hàng hàng ngày có giá thấp. Các công ty đang phát triển các ứng dụng đa công dụng và chi nặng để thu hút người dùng mới.
Theo cuộc khảo sát trên, ứng dụng Momo dễ dàng trở thành ví điện tử thông dụng nhất ở Việt Nam và là ứng dụng tăng trưởng thị phần nhanh chóng nhất. Trong tháng 11/2018, Momo có tới 10 triệu người dùng, đánh dấu mức tăng gấp 10 lần so với thời điểm 2 năm trước đây. Công ty cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhận được 28 triệu USD từ Goldman Sachs và Standard Chartered Private Equity trong năm 2016.
ZaloPay – dịch vụ ví điện tử được đề cập tới nhiều thứ hai trong cuộc khảo sát – tăng trưởng nhanh chóng sau khi được tung ra vào cuối năm 2017, phụ thuộc vào mạng lưới 100 triệu người dùng từ công ty mẹ – Tập đoàn VNG. VNG là “kỳ lân” đầu tiên của Việt Nam và sở hữu các sản phẩm giải trí trực tuyến và mạng xã hội Zalo. Kỳ lân ám chỉ tới các start-up có giá trị trên 1 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty chi nhánh của Grab ở Việt Nam cũng sử dụng những đề xuất chiết khấu để thuyết phục người tiêu dùng chuyển sang thanh toán phi tiền mặt. Grab – vốn có sự hậu thuẫn từ SoftBank – đang chi mạnh để cố gắng hình thành thói quen của người tiêu dùng ở Việt Nam, từ việc di chuyển và phân phối thức ăn cho tới thanh toán kỹ thuật số.
Tiếp tục cập nhật...
Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)