Thị trường Chứng khoán Việt Nam sẽ cần phải giải quyết nhiều nút nghẹt cả về công nghệ, hành lang pháp lý và những yếu tố khách quan khác. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK), Việt Nam có thể thu hút dòng vốn ngoại khoảng 25 tỷ USD trong ngắn hạn. Nhưng để “vượt vũ môn”, Thị trường Chứng khoán Việt Nam sẽ cần phải giải quyết nhiều nút nghẹt cả về công nghệ, hành lang pháp lý và những yếu tố khách quan khác.
>> Tìm giải pháp sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
“Phải được nâng hạng bởi cả hai nhà cung cấp chỉ số quốc tế là FTSE Russel và MSCI”
Đây là phát biểu của ông Ketut Ariadi Kusuma, Trưởng nhóm Tài chính, Cạnh tranh và Sáng tạo của World Bank tại Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 28/02 vừa qua.
Theo ông Ketut Ariadi Kusuma, Khát vọng của Việt Nam trong việc nâng cấp TTCK lên thị trường mới nổi là bước đi chiến lược, phù hợp với tham vọng lớn hơn là chuyển đổi thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Mục tiêu tham vọng này phụ thuộc vào việc tận dụng hiệu quả thị trường tài chính để dẫn vốn đầu tư tới các mục tiêu kinh tế này, trong đó thị trường vốn đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, TTCK đã đạt được mức vốn hóa khoảng 6 nghìn tỷ (247 tỷ USD) (khoảng 57% GDP) vào năm 2023, và thậm chí từng đạt kỷ lục 93% GDP vào năm 2021, càng nhấn mạnh về tiềm năng huy động vốn cho khu vực doanh nghiệp.
>> [Tổng thuật] Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024
Chủ tịch SOVICO Nguyễn Phương Thảo tại cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ngày 15/10/2021 |
Theo đó, một trong những điều kiện cần thiết để nâng hạng thị trường là Việt Nam phải được nâng hạng bởi cả hai nhà cung cấp chỉ số quốc tế là FTSE Russel và MSCI. “Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phần lớn vốn đầu tư mới sẽ đến từ việc nâng hạng bởi MSCI” – Ông Ketut Ariadi Kusuma nhấn mạnh.
Nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài để tăng nguồn cung cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao bằng khen cho Tập đoàn SOVICO và Tập đoàn FPT (HM:FPT) thành tích xử lý nghẽn lệnh HoSE |
Tham tán Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đưa ra giải pháp thiết thực: Nới lỏng giới hạn sở hữu nước ngoài để tăng nguồn cung cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài, bằng các chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (Non-voting depository receipt, viết tắt là NVDR) để phù hợp với mục tiêu quản lý nhà nước đặt ra đối với từng nhóm ngành, nghề.
Thực thi điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu ngoại tham gia thị trường, cung cấp quyền bình đẳng cho nhà đầu tư nước ngoài, tự do hóa thị trường ngoại hối và các quy định thị trường bằng tiếng Anh.
>> Chủ tịch UBCKNN: Việt Nam đạt được nhiều tiêu chí quan trọng để nâng hạng TTCK
Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo kết nối và hoạt động
Tại Quyết định số 1726/QĐ-ttg của Thủ tướng chính phủ ngày 29/12/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu: "Phát triển TTCK ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, hội nhập”.
Nâng hạng thị trường sẽ tạo ra nhiều thách thức về cơ sở dữ liệu, đặt ra yêu cầu đảm bảo tính thông suốt khi mà số lượng nhà đầu tư gia tăng, đẩy thanh khoản thị trường tăng vọt. Do đó, để đảm bảo mục tiêu TTCK ổn định, an toàn, việc đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, công nghệ là rất quan trọng.
HoSE từng có “cú nghẹt” lịch sử vào năm 2021 từ việc số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường quá lớn, bình quân 100.000 tài khoản mở mới/tháng, lượng lệnh tăng vọt trong khi năng lực xử lý của HOSE lúc đó chỉ ở 900.000 lệnh/phiên. Tình trạng nghẽn lệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng lớn đến tâm lý, quyền lợi của nhà đầu tư mà còn là đòn giáng đến uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam với giới đầu tư quốc tế.
>> Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Cần tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng nghẽn lệnh
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (thứ 6 từ trái sang) tặng hoa cảm ơn các thành viên thị trường ngày 28/7/2022 |
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Trương Gia Bình đều là lãnh đạo của những doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm VN30 trên HOSE, với hàng chục nghìn nhà đầu tư tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước là cổ đông; những doanh nghiệp điển hình mang lại những giá trị, niềm tin cho các nhà đầu tư, đóng góp cho sự phát triển của TTCK Việt Nam.
“Nhờ” sự cố đó, Việt Nam đã thể hiện được bản lĩnh và tầm nhìn, có thể làm chủ công nghệ, doanh nghiệp Việt được tin tưởng, từ đó vươn lên và cạnh tranh với các nước phát triển.
>> Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp NHNN... xử lý vướng mắc, báo cáo việc nâng hạng TTCK trước 30/6