OCB phải điều chỉnh tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận giảm sút. Tài chính Ngân hàngOCB bị 'thổi bay' 875 tỷ đồng lợi nhuận sau kiểm toán, 'ôm' mớ bất động sản thế chấp trị giá 180.000 tỷHồ Nga • 27/03/2024 03:41OCB phải điều chỉnh tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận giảm sút.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (mã chứng khoán OCB) công bố thông tin giải trình biến động lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán so với số liệu trên BCTC quý IV/2023 công ty tự lập.
Lợi nhuận sau thuế bị điều chỉnh giảm 875 tỷ đồng
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động điều chỉnh giảm từ 9.522 tỷ đồng xuống còn 8.936 tỷ đồng, tương ứng điều chỉnh giảm 6,16%. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng dụng điều chỉnh tăng mạnh từ 44,44% lên mức 1.627 tỷ đồng.
Đây là những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán trên BCTC hợp nhất năm 2023 của OCB bị điều chỉnh giảm 875 tỷ đồng, tương ứng điều chỉnh giảm 20,9% so với BCTC công ty lập trước đó, còn lại hơn 3.303 tỷ đồng.
OCB cho biết, bị điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực hiện từ tiền khách hàng trong năm 2023 và sẽ “hạch toán bù” trong quý I/2024. Ngoài ra ngân hàng cũng phân loại lại phần lớn giá trị khoản mục “tài sản gán nợ đang chờ xử lý” thuộc mục “tài sản có khác” sang khoản mục “các khoản nợ chờ xử lý khác đã có tài sản xiết nợ, gán nợ”. Việc phân loại này kéo theo chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được trích bổ sung tăng 44,44%.
Những chỉ tiêu chính bị điều chỉnh sau kiểm toán |
Nợ xấu tăng cao, 60% tài sản đảm bảo là bất động sản
Kinh doanh cốt lõi giảm sút: Về tình hình kinh doanh, năm 2023 hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng giảm sút, thu nhập lãi thuần giảm 2,7% so với cùng kỳ, còn 6.766 tỷ đồng. Trong cơ cấu thu nhập lãi thuần, thu nhập từ lãi đạt 18.127 tỷ đồng, tăng 28,8% so với cùng kỳ còn chi phí lãi tăng đến 59,5% lên 11.361 tỷ đồng.
Tỷ lệ chi phí lãi tăng cao trong khi thu nhập từ lãi tăng không tương đương một phần cho thấy bức tranh tài chính “không cân đối” khi ngân hàng vẫn thừa tiền. Lượng tiền huy động tăng mạnh trong khi cho vay ra chưa tương xứng.
>> OCB: Chồng là Chủ tịch ngân hàng, 2 công ty liên quan đến vợ vay… 110 tỷ đồng
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu gia tăng mạnh, từ 2,22% đầu năm lên 2,65%. Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 hơn 3.900 tỷ đồng; ngoài ra OCB còn có khoản nợ chờ xử lý có tài sản xiết nợ gần 3.000 tỷ đồng – tăng mạnh so với con số chục tỷ đầu năm. Tương ứng tổng nợ xấu của OCB đến khoảng 6.900 tỷ đồng.
Nợ xấu gia tăng cũng là lý do khiến OCB phải gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Tổng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trong năm lên hơn 2.500 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Lãi thuần từ hoạt động này trong năm đạt 647 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ 140 tỷ đồng cùng kỳ. Tổng giá trị chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán đạt 40.331 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng so với đầu năm.
180.000 tỷ đồng giá trị tài sản thế chấp là bất động sản: Các giấy tờ có giá nhận thế chấp của OCB đạt 304.769 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ; trong đó riêng giá trị bất động sản chiếm gần 60% tổng giá trị tài sản thế chấp, lên gần 180.000 tỷ đồng.
Ngày 15/4 tới đây OCB sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2024. Đáng chú nhất trong bản kế hoạch kinh doanh năm 2024 của OCB là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (SBV). Về chất lượng nợ, tỷ lệ nợ xấu mục tiêu kiểm soát dưới ngưỡng 3%. Cuối năm 2023, tỷ lệ nợ xấu OCB đạt 2,02%, tăng mạnh so với con số 1,7% ở thời điểm đầu năm.
Nhìn bảng kế hoạch, nhà đầu tư nghĩ luôn đến viễn cảnh ngân hàng sẽ gia tăng nợ xấu trong năm 2024.
Chỉ tiêu kinh doanh với lợi nhuận sau thuế ước tăng trưởng 66% lên 6.885 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tăng 19% lên 286.500 tỷ đồng.
Cổ đông OCB hân hoan nhất có lẽ là kế hoạch phát hành gần 411 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2023 tỷ lệ 20%. Ngoài ra ngân hàng còn dự kiến phát hành 5 triệu cổ phiếu ESOP và phát hành riêng lẻ hơn 882.000 cổ phiếu cho nhà đầu tư. Nếu được thông qua và phát hành thành công, vốn điều lệ OCB sẽ vượt 20.500 tỷ đồng.
>> Ngân hàng OCB hoàn tất việc nộp bổ sung thuế