💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Người làm công ăn lương chờ được giảm thuế

Ngày đăng 15:53 28/12/2021
Người làm công ăn lương chờ được giảm thuế

Vietstock - Người làm công ăn lương chờ được giảm thuế

Bộ Tài chính đã trình Quốc hội gói miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong năm 2022 có quy mô hơn 60.000 tỉ đồng, tăng gấp 3 so với quy mô gói hỗ trợ năm 2021.

Trong khi đó, người làm công ăn lương cũng đang trông chờ được hỗ trợ để giảm mức đóng thuế thu nhập cá nhân.

Làm thủ tục thuế tại TP.HCM. Ngọc Dương

Người làm công ăn lương bị “bỏ lơ”?

Dù gói hỗ trợ với quy mô lớn này chưa được công bố chi tiết, nhưng ngày 24.12, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 120/2021 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, có 37 khoản phí, lệ phí được giảm từ 10 - 50% từ ngày 1.1.2022 - 30.6.2022. Số khoản phí, lệ phí được giảm tăng thêm 3 khoản so với năm 2021. Các khoản phí, lệ phí được giảm này thuộc nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, từ chứng khoán đến doanh nghiệp (DN) đưa người đi làm việc ở nước ngoài, phí sử dụng đường bộ đối với ô tô kinh doanh, thức ăn nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi…

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành gói miễn giảm thuế với quy mô khoảng 21.300 tỉ đồng vào tháng 10.2021 với một số chính sách gồm giảm 30% thuế thu nhập DN cho đơn vị có doanh thu năm không quá 200 tỉ đồng/năm; miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất tại các địa bàn chịu tác động bởi dịch bệnh; giảm 30% thuế GTGT cho DN sản xuất - kinh doanh.

Nhìn chung trong năm 2021, khi đại dịch Covid-19 diễn ra nghiêm trọng, nhiều chính sách hỗ trợ cho các hộ kinh doanh, DN hay người dân gặp khó khăn cũng đã được thực hiện.

Thế nhưng, riêng chính sách thuế TNCN là chưa được Bộ Tài chính đề xuất xem xét có sự hỗ trợ nào. Đáng nói, trong cơ cấu đóng thuế TNCN, tỷ lệ từ tiền công, tiền lương vẫn chiếm rất lớn, tới hơn 70%.

Theo ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), trong hai năm vừa qua kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, rất nhiều ngành nghề đã bị ảnh hưởng nặng, người lao động bị mất việc hoặc giảm thu nhập khá nhiều. Trong đó đáng kể nhất là sự dịch chuyển, thay đổi lao động giữa các ngành nghề diễn ra trên diện rộng. Để có thể tìm lại một công việc khác, nhiều người có thể còn phải bỏ tiền để tham gia các khóa học ngắn hạn; có nhiều người phải tự cập nhật, học hỏi thêm các kỹ năng liên quan việc ứng dụng công nghệ khi nhiều DN thay đổi phương thức kinh doanh từ trực tiếp đến trực tuyến…

“Nghĩa là thu nhập bị giảm sút và phải gia tăng nhiều chi phí hơn cho việc tự đào tạo để tiếp tục có việc làm hoặc chuyển sang công việc khác. Vì vậy, nhà nước cần xem xét để có chính sách hỗ trợ, khuyến khích lực lượng lao động phát huy khả năng để tạo ra giá trị gia tăng”, ông Nghĩa nói và cho rằng: “Xét trong ngắn hạn, cần có chính sách hỗ trợ giảm thuế TNCN trong gói hỗ trợ miễn, giảm thuế mà Bộ Tài chính đang trình Quốc hội để áp dụng trong năm 2022. Hoặc có thể giảm cho những khoản thu nhập vãng lai dưới 10 triệu đồng chỉ bị khấu trừ một lần 10% và không bị tính gộp vào chung thu nhập trong năm để chịu thuế lũy tiến quá cao. Còn về dài hạn, quy định về cách tính thuế TNCN cũng không còn phù hợp với thực tế của VN nên phải thay đổi từ gốc. Đó là tính lại các bậc thuế lũy tiến; xem xét gia tăng mức chiết trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc”.

Đóng thuế TNCN chưa chắc mua được nhà

Theo lý giải hiện nay, các cá nhân có thu nhập phải đóng thuế TNCN được xem là người có thu nhập cao. Thế nhưng, ông Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, dẫn chứng những người có thu nhập tính thuế từ 11 - 20 triệu đồng/tháng vào diện nộp thuế bậc 1, 2 thì tính ra mức thuế phải đóng là ít. Chẳng hạn, người có thu nhập 20 triệu đồng/tháng, sau khi được chiết giảm thì số thuế còn lại phải đóng dưới 500.000 đồng/tháng. Thế nhưng, cuộc sống của người lao động có biết bao nhiêu thứ phải chi như thuê nhà, hiếu hỉ… Đặc biệt, người Việt quan trọng nhất là phải có chỗ ở, với mức thu nhập 20 triệu đồng/tháng, mà sống ở những đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội thì mất mấy chục năm cũng chưa chắc mua được nhà dù thu nhập của họ đến mức chịu thuế.

Theo Tổng cục Thuế, số thu thuế TNCN từ đầu năm 2021 đến hết tháng 11 tăng 7,7% so với dự toán. Mặc dù không đưa ra con số cụ thể số thu này là bao nhiêu, nhưng theo công bố dự toán ngân sách nhà nước 2021 của Bộ Tài chính, sắc thuế này là 107.796 tỉ đồng. Như vậy, trong 11 tháng của năm 2021, số thu thuế TNCN đã lên con số 116.096 tỉ đồng, tăng 8.300 tỉ đồng so với dự toán.

Đối với những người có thu nhập rơi vào bậc thuế thứ 3 trở lên là những người lao động chất xám cao, có trình độ cao. Đây là lực lượng lao động tạo động lực của nền kinh tế nên chính sách thuế cần chia sẻ với họ để có đột phá lớn. Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn, chính sách thuế cũng cần chia sẻ cùng người lao động để động viên nhưng cũng tạo điều kiện để hanh thông hơn cho những triển khai chính sách thuế sau này. Bên cạnh đó, việc giảm thuế TNCN sẽ kích thích chi tiêu, kích thích phát triển, khôi phục kinh tế.

Chưa kể, thuế TNCN và thuế thu nhập DN phải tương đương nhau. DN sau khi trừ đi các khoản chi phí, phần thu nhập còn lại mới phải đóng thuế 20%. Trường hợp DN lỗ sẽ không đóng thuế thu nhập. Còn người lao động làm công ăn lương trừ đi chiết giảm gia cảnh mang tính tượng trưng, chưa quan tâm các chi phí trong cuộc sống như thế nào. Cùng là loại thuế thu nhập, nhưng DN chỉ đóng khi có lợi nhuận, còn cá nhân thì tính khi đến ngưỡng chịu thuế là chưa hợp lý.

“Tôi tha thiết kiến nghị nên giảm thuế TNCN cho người làm công ăn lương, nếu được thì giảm 50% số thuế phải nộp trong năm tới để nuôi dưỡng nguồn thu”, ông Tú nói.

Thanh Xuân

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.