Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

'Kẹt đường' ra vào cảng TP.HCM

Ngày đăng 18:15 08/11/2019
'Kẹt đường' ra vào cảng TP.HCM

Vietstock - 'Kẹt đường' ra vào cảng TP.HCM (HM:HCM)

Sự cố tàu chìm cách đây hơn hai tuần trên luồng sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ đến nay chưa được giải quyết khiến việc đưa hàng hóa ra vào các cảng TP.HCM bị ảnh hưởng lớn.


Khu vực tàu bị chìm tại sông Lòng Tàu, huyện Cần Giờ, TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN


Doanh nghiệp (DN) sản xuất nóng ruột vì không có đủ nguyên liệu cho sản xuất, trong khi nhà khai thác cảng cũng "khóc" vì doanh thu giảm ngay trong mùa cao điểm hàng hóa phục vụ tết.

Hàng hóa bị "cõng" thêm chi phí

Đến nay, các DN xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng nặng nề là những đơn vị có nhà máy sản xuất sản lượng hàng hóa lớn như Hyosung, Hualon, Formosa, Hoa Sen Group, Nhựa Duy Tân....

Theo các DN này, từ khi sự cố tàu Vietsun Integrity chìm và đến nay chưa có giải pháp khắc phục, các tàu hàng chở nguyên liệu của họ bị hạn chế lưu thông luồng Lòng Tàu và buộc phải chuyển hướng qua luồng Soài Rạp để cập các cảng ở TP.HCM.

Do luồng Soài Rạp không sâu bằng luồng Lòng Tàu, các tàu có mớn nước cao buộc phải giảm tải mới có thể đi vào luồng an toàn. Việc chuyển hướng ra luồng Soài Rạp khiến các hãng tàu phải đi xa hơn, chịu phát sinh thêm một lần các loại phí hoa tiêu, phí trọng tải, phí tàu lai, phí cầu bến...

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Theo tính toán của một DN logistics ở TP.HCM, việc tàu vào TP.HCM nhưng buộc phải cập ở Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) để dỡ các container nhập khẩu xuống khiến các hãng tàu cũng phải chịu mức phí xếp dỡ cao hơn, chưa kể chi phí chuyển hàng về các cảng và ICD ở TP.HCM, và phí chuyển hàng từ các cảng ở TP.HCM ra các cảng ở Cái Mép - Thị Vải.

"Sự thay đổi này khiến các hãng tàu phải chịu hàng loạt chi phí phát sinh từ cảng phí, vận chuyển sà lan, chi phí thuê tàu thêm một ngày đến việc hãng tàu phải đảo chuyển tàu tại Cái Mép để dỡ hàng, phí bãi cho hàng xuất, hàng nhập. Quá trình xáo trộn này cũng buộc hãng tàu phải bố trí thêm tàu nhỏ để giải phóng hàng tồn, đẩy chi phí rất cao" - đại diện DN này nói thêm.

Theo thông tin của Tuổi Trẻ, nhiều DN, trong đó bị ảnh hưởng nặng nhất do "tắc đường" vào cảng là các DN sản xuất trong ngành công nghiệp nặng. Lý do, hãng tàu giảm tải từ đầu nước ngoài, những lô hàng đặt theo kế hoạch bị cắt ngay từ đầu nước ngoài, dẫn đến nhà máy bị thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhiều nơi chấp nhận phương án cắt giảm sản lượng, ảnh hưởng đến hàng thành phẩm xuất khẩu.


Cảng Sài Gòn - Ảnh: TTO


Đại diện Công ty may Việt Tiến (HN:VGG) cho biết do ảnh hưởng của sự cố, hàng không thể về cảng suôn sẻ nên vừa qua có thời điểm cả nhà máy đợi nguyên liệu để sản xuất, khiến dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Hiện nay đã xuất hiện tình trạng các hãng tàu tăng phụ phí cho việc vận chuyển hàng giữa khu vực Cái Mép và Cát Lái do việc cắt giảm chỗ, hãng tàu thiếu chỗ, tăng giá cước từ phía nước ngoài, tạo sức ép lên chi phí sản xuất hàng hóa của DN.

Cảng cũng thất thu

Trong khi đó, đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, nhà khai thác cảng đang chiếm hơn 90% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam, cho biết đang đau đầu giải quyết tình trạng này vì sự cố trên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khai thác cảng.

Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, tính từ thời điểm sự cố đến ngày 4-11 đã có 38 tàu phải xếp hàng chờ cầu và chờ thủy triều mới có thể cập/rời cảng Tân Cảng - Cát Lái do mớn nước lớn, trong khi đó ước tính có 22 tàu phải giảm tải tại Cái Mép - Thị Vải trước khi cập cảng Tân Cảng - Cát Lái.


Cân nhắc sử dụng tiền nhà nước

Nhiều ý kiến của các đơn vị vận tải cho rằng tuyến Lòng Tàu được ví như "quốc lộ" trên sông, vì sao phải chờ phương án hoặc kinh phí từ chủ tàu khiến chậm thông luồng? Vì sao các cơ quan chức năng không có nguồn kinh phí để chủ động thực hiện công tác cứu hộ, trục vớt cho nhanh, tránh gây thiệt hại các hãng tàu phải chuyển tải hàng hóa? Trả lời, phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Hoàng cho biết cục cũng đã xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT.

"Đương nhiên, chúng tôi cũng phải cân nhắc chuyện sử dụng tiền nhà nước trong khi phải có trách nhiệm của chủ tàu cũng như các bên liên quan thế nào. Chúng tôi đã có xem xét nhưng phải trên tinh thần đúng quy định pháp luật và thực hiện có hiệu quả, cần thiết" - ông Hoàng nói.

ĐỨC PHÚ


Việc giảm tải này làm cho ít nhất 40 tàu phải có kế hoạch giảm hàng xuất, trung bình mỗi tàu buộc phải cắt giảm từ 80-120 TEU, tương đương 5-9% sản lượng xuất của tàu.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

"Nếu tình trạng này bị kéo dài, trung bình mỗi tuần sẽ có đến hơn 4.000 TEU phải cắt giảm hoặc sử dụng tàu tăng cường để vận chuyển. Sự thay đổi này có thể làm tăng chi phí khai thác của các hãng tàu, tăng áp lực trong công tác bố trí cầu, bến của các cơ sở của cảng" - đại diện Tân Cảng Sài Gòn cho biết.

Ngoài ra, do các tàu giảm sản lượng và tăng thời gian tàu nằm bến, năng suất giải phóng tàu cũng sụt giảm, hiện nay trung bình chỉ đạt khoảng 62 container/giờ, giảm 12 container/giờ so với trước đây.

Hiện nay để giải quyết khó khăn, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đã có chính sách hỗ trợ chi phí phát sinh. Trong đó, hỗ trợ 50% giá dịch vụ vận chuyển container đối với các tàu giảm tải làm hàng tại cảng container quốc tế Tân Cảng - Cái Mép và cảng Tân Cảng - Cái Mép - Thị Vải đã ký hợp đồng trước đó, giảm 26% nếu ký hợp đồng dịch vụ xếp dỡ vận chuyển container. 

Ngoài ra, cảng cũng hỗ trợ giá dịch vụ vận chuyển container (hàng và rỗng) xuất nhập khẩu giữa Tân Cảng - Hiệp Phước và Cát Lái tùy theo trường hợp.

Tuy nhiên, các DN cũng cho rằng đây chỉ là phương án chia sẻ tạm thời, điều cần nhất là cơ quan quản lý cần tìm phương án cứu hộ tàu Vietsun Integrity để thông luồng Lòng Tàu. "Có thể áp dụng phương án Chính phủ ứng trước chi phí cho các đơn vị cứu hộ, sau đó thu lại từ các cơ sở kinh doanh cảng và các hãng tàu" - đại diện một DN đề xuất.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .


Phải chờ ít nhất 30 ngày nữa

Chiều 7-11, một lãnh đạo Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cho biết hiện chủ tàu Vietsun Integrity đã trình cho cảng vụ về phương án lựa chọn đơn vị trục vớt tàu và các container đang chìm dưới lòng sông. Nhưng trong trường hợp thuận lợi nhất, khoảng 30 ngày nữa mới di dời xác tàu, container vào bờ để thông luồng.

Theo Cảng vụ Hàng hải TP, hiện các đơn vị đã trục vớt xong 150 tấn dầu ở khu vực tàu chìm. Về tình hình vận tải, cảng vụ cho biết sẽ tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan điều phối tàu thuyền hành trình vào, rời cảng biển khu vực TP.HCM theo các tuyến luồng hàng hải Soài Rạp, Sông Dừa, Đồng Tranh - Gò Gia bảo đảm an toàn. Trong đó, một số tàu có trọng tải lớn phải tiến hành chuyển tải hàng hóa.

Trước đó, sáng sớm 19-10, tàu Vietsun Integrity - chủ tàu là Công ty CP Nhật Việt - dài 132,6m, trọng tải 8.015 tấn cùng 293 container bị chìm trên luồng sông Lòng Tàu, H.Cần Giờ.

ĐỨC PHÚ


NHƯ BÌNH

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.