Nữ đại gia vàng thu về hơn 4.649 tỷ đồng trong tháng 2 đầu năm nay nhờ người dân đua nhau mua trang sức. CEO Cao Thị Ngọc Dung của CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ (HM:PNJ)) sinh năm 1959 tại Quảng Ngãi, gia đình bà khá giả và đông anh chị em. Tuy gia đình thuộc diện khá giả nhưng do những năm này vẫn còn đang trong chiến tranh nên bà cũng có một tuổi thơ vất vả. Năm 1979, bà thi đỗ trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Năm 1982, bà nhận được bằng Cử nhân Kinh tế Thương nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp, bà Cao Thị Ngọc Dung bắt đầu công việc đầu của mình tại Công ty Thương nghiệp Tổng hợp Phú Nhuận, một năm nỗ lực bà được thăng cấp lên Phó phòng trong năm 1984-1985.
CEO Cao Thị Ngọc Dung bản lĩnh của người đứng đầu
Trong năm 1985, bà được chuyển công tác sang công ty Nông sản và thực phẩm Phú Nhuận với chức vụ Trưởng phòng kế hoạch. Đến năm 1988, bà Cao Thị Ngọc Dung chính thức gia nhập Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận với chức vị Giám đốc, PNJ lúc đó chỉ xem là một doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ 7,4 cây vàng trong thời điểm đó.
>> Ngày vía Thần Tài: Nếu không mua vàng thì chọn mua cổ phiếu vàng được không?
Thời điểm cuối những năm 80 khi ấy, hầu hết các công ty vàng bạc của thành phố và quận huyện ra đời đều đi theo mô hình hợp tác với tư nhân, bà Dung hoàn toàn ngược lại. Công ty của bà không hề đi theo số đông, dù cho có quá nhiều lời bình phẩm rằng quyết định này của bà không chỉ cho thấy sự ương ngạnh, cứng đầu mà còn có thể đem đến tổn thất lớn cho công ty.
Mặc những lời ra tiếng vào tiêu cực, bà vẫn dắt dẫn "con thuyền" PNJ năm ấy theo đúng quyết sách bản thân đã hoạch định và tới năm 1992, khi Nhà nước chính thức cho tư nhân kinh doanh vàng, trong bối cảnh làn sóng các nhà buôn bỏ đi kinh doanh riêng, mô hình của công ty mà bà Dung táo bạo thực hiện đã chứng minh được tầm nhìn đúng đắn của bà.
Đại gia vàng Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch PNJ |
Với tính cẩn thận và cầu toàn, bà Dung đã chủ động đề nghị lãnh đạo quận Phú Nhuận sang nước bạn để tận mắt chứng kiến người thật việc thật xem họ kinh doanh thế nào mới quyết định có liên doanh hay không.
Sau khi học hỏi mô hình tại nước bạn, bà càng chắc chắn cương quyết hơn với việc thế giới làm được thì bà cũng sẽ làm được, do đó nữ doanh nhân không đồng ý việc liên doanh với doanh nghiệp ngoại quốc.
“Tôi sẽ cho thế giới thấy được ngành công nghiệp kim hoàn của Việt Nam phải ngang bằng thế giới”, bà Dung từng giãi bày.
Nói là làm, ngay lập tức bắt tay vào công việc, nữ Giám đốc đã cho nhập máy móc để có những sản phẩm công nghiệp đầu tiên cho ngành kim hoàn Việt Nam. Có thể nói, đây là giai đoạn hết sức khó khăn với bà và toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
>> Nghị định 24 (sửa đổi) về quản lí thị trường vàng tác động đến PNJ thế nào?
Năm 1992-1997, sau khi kết hôn với ông Trần Phương Bình (sinh năm 1957), bà Cao Thị Ngọc Dung giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á, chồng bà cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín dụng và kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Đông Á.
Hai vợ chồng bà có với nhau 3 cô con gái Trần Phương Ngọc Thảo (sinh năm 1984) hiện giữ chức Giám đốc Trung tâm chuyển đổi số hóa của PNJ và nằm trong HĐQT, giữ 7.688.533 cổ phiếu PNJ tương đương 607,4 tỷ đồng; Trần Phương Ngọc Giao giữ 9.667.814 cổ phiếu PNJ tương đương 763,8 tỷ đồng và 10 triệu cổ phiếu ngân hàng Đông Á; Trần Phương Ngọc Hà (sinh năm 1994) sở hữu 10.300.000 cổ phiếu ngân hàng Đông Á và 12.266.666 cổ phiếu PNJ tương đương 969,1 tỷ đồng, số liệu tính vào tháng 12/2022.
Từ năm 2003-2013, bà Cao Thị Ngọc Dung tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á. Từ năm 2005-2011, bà làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Năng lượng Đại Việt. Từ năm 2004 đến nay, bà Dung đã giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ. Trong năm 2016, tạp chí Forbes bình chọn bà Dung là "Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á".
PNJ lãi đậm trong 2 tháng đầu năm 2024
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận vừa báo cáo kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm với doanh thu lũy kế đạt 8.478 tỷ đồng, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 550 tỷ đồng, xấp xỉ mức kỷ lục đạt được năm ngoái. Như vậy, tính trung bình, mỗi ngày trong 2 tháng đầu năm PNJ lãi hơn 9 tỷ đồng.
Cửa hàng PNJ |
Tương tự, doanh thu trang sức bán sỉ của PNJ trong 2 tháng tăng gần 8% nhờ mở rộng mạng lưới khách hàng sỉ, ước đạt 670 tỷ đồng, đóng góp gần 8% tổng doanh thu.
Tại thời điểm 29/2, tổng số cửa hàng của PNJ đạt 402 có mặt tại 55/63 tỉnh thành, tăng 2 cửa hàng so với cuối năm 2023, bao gồm 393 cửa hàng PNJ, 3 cửa hàng CAO Fine Jewellery, 5 cửa hàng Style by PNJ, 1 trung tâm kinh doanh sỉ.
>> Yếu tố giúp PNJ trở thành ‘Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất 2023’