Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

5 giải pháp và lộ trình 3 năm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Ngày đăng 00:42 27/03/2024
Cập nhật 18:00 26/03/2024
5 giải pháp và lộ trình 3 năm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Vietstock - 5 giải pháp và lộ trình 3 năm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

“Phát triển bền vững là không đánh đổi những lợi ích trước mắt cho tương lai lâu dài, phát triển bền vững được đưa ra với mục đích hướng đến sự thịnh vượng, bảo vệ hành tinh, xóa đói giảm nghèo”, ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech chia sẻ.

Tại hội thảo “Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh”, ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech cho biết khi đánh giá tiêu chí phát triển bền vững được đo lường và thực hiện với 3 tiêu chí ESG (Environment – Môi trường, Social – Xã hội và Governance – Quản trị doanh nghiệp).

Ông Phạm Hoài Trung - Trưởng ban vận động Net to Zero 2050 ứng phó biến đổi khí hậu, Nhà sáng lập Công ty Azitech - Ảnh: Tử Kính

“Phát triển bền vững là không đánh đổi những lợi ích trước mắt cho tương lai lâu dài, phát triển bền vững được đưa ra để phát triển 17 mục tiêu bền vững của liên hợp quốc với mục đích là hướng đến sự thịnh vượng, bảo vệ hành tinh, xóa đói giảm nghèo”, ông Trung nói.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lý giải tại sao cần phải tham gia phát triển bền vững, ông Trung cho hay đây là chương trình của toàn cầu, để tham gia sâu và rộng hơn các nghị định thương mại song phương, đa phương hoặc cần các nguồn vốn tài trợ hay vốn vay, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) thì phải đạt được các tiêu chí phát triển bền vững, đó là điều bắt buộc cần phải làm để gia nhập vào nền kinh tế thương mại toàn cầu.

Vị Chuyên gia này cũng cho biết thêm chỉ số phát triển bền vững (PSDI) trung bình cả nước năm 2022 đạt 52.53, tăng 1.15 điểm so với năm 2021, ở ngưỡng trung bình.

Theo ông Trung, nền móng cho tiêu chí ESG là cần có nguồn vốn, chuyển đổi số và công nghệ. Ở góc độ doanh nghiệp đang chuyển đổi từ nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế thị trường có trách nhiệm.

“ESG cũng là công cụ đánh giá, quản trị rủi ro của doanh nghiệp, hầu hết rủi ro của doanh nghiệp đến từ việc gián đoạn quá trình hoạt động kinh doanh liên tục như rủi ro từ môi trường, xã hội dẫn đến việc doanh nghiệp đó có thể dừng hoạt động bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, ESG còn là cách cho các doanh nghiệp làm thương hiệu”, ông Trung nêu quan điểm.

Với trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (EPR), được yêu cầu có trách nhiệm với môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa đó, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng cho tới khi được thải bỏ. Còn khí nhà kính được xem là quan trọng nhất trong việc thực hành phát triển bền vững, phải ứng phó với biến đổi khí hậu mà thủ phạm chính là tăng khí thải carbon.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lộ trình 3 năm phát triển bền vững

Việc chuyển đổi xanh các doanh nghiệp không thể làm trong một sớm một chiều mà là cả một kế hoạch phát triển trung, dài hạn. Theo đó, ông Trung cũng chia sẻ lộ trình 3 năm phát triển bền vững.

Với năm thứ nhất cần phân tích xác định bối cảnh doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững; nâng cao nhận thức về ESG đại cương như tiết kiệm năng lượng, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường (khí nhà kính, đất, nguồn nước), rác thải, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; xác định năm cơ sở để tuyên bố về việc thực hành phát triển bền vững; tiếp cận kiến thức cơ bản về kiểm kê, lập báo cáo phát thải khí nhà kính; đưa ra lộ trình thực hiện các tiêu chuẩn hỗ trợ cho phát triển bền vững; thu thập thông tin, lập nhật ký quá trình phát triển bền vững.

Tại năm thứ hai, bắt đầu đưa ra mực tiêu và điểm số đánh giá theo các tiêu chí ESG; thực hành một trong số các tiêu chuẩn ngành và chủ đề phát triển bền vững; thực hành kiểm kê báo cáo phát thải khí nhà kính; ra các chiến lược quản trị ESG và lập báo cáo phát triển bền vững.

Năm thứ ba, tiếp tục thực hiện thêm các tiêu chuẩn chủ đề; lựa chọn khung báo cáo phát triển bền vững phù hợp; lập dự án tăng cường, giảm phát thải khí nhà kính, xác định dấu chân carbon cho sản phẩm, trung hòa carbon; ra chiến lược quản trị ESG mang tính trung, dài hạn.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Khi doanh nghiệp thực hiện ESG sẽ có cơ hội được tham gia vào nhiều chuỗi cung ứng, có được nhiều khách hàng và lòng tin của khách hàng hơn; sẽ có thêm cơ hội để thu hút vốn của các quỹ hay các ngân hàng về chỉ tiêu xanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có cơ hội làm thương hiệu tốt, bền vững và có trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, cơ hội luôn song hành cùng thách thức, quan trọng nhất là nhận thức từ lãnh đạo cấp cao nhất của công ty cho đến cả tập thể. Sau khi nhận thức được thì doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược bền vững ngắn, trung, dài hạn tùy theo bối cảnh của doanh nghiệp.

5 giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

PGS (HN:PGS).TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, Viện trưởng viện Công nghiệp Môi trường TPHCM nhận định, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường và là xu hướng tất yếu của các quốc gia.

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Phượng, Viện trưởng viện Công nghiệp Môi trường TPHCM

Bà Phượng cũng đưa ra 5 giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển bền vững gồm:

(1) các định hướng, giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp hướng tới phát triển kinh tế bền vững;

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

(2) tiếp tục đầu tư phát triển nguồn vốn con người qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yếu, dễ tiếp cận, công bằng và chất lượng;

(3) thúc đẩy phục hồi các ngành nghề kinh doanh theo hướng xanh, tuần hoàn để đảm bảo vừa phát triển kinh tế bền vững;

(4) tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững;

(5) tăng cường năng lực dữ liệu để cung cấp các bằng chứng kịp thời cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn là lời giải cho phát triển bền vững, góp phần gia tăng giá trị kinh tế cho doanh nghiệp, giảm thiểu phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, theo bà Phượng, áp dụng kinh tế tuần hoàn phải xuyên xuất quá trình từ khâu thiết kế, sau đó đưa toàn bộ quy trình vào trong sản xuất.

Mặc dù vậy, để tạo ra một mô hình kinh doanh tuần hoàn hoàn chỉnh, hệ sinh thái kinh doanh kỹ thuật số phải được thiết kế để đưa ra các quyết định quan trọng và thực hiện hành động.

Trong khi các công ty tăng cường quy trình kỹ thuật số, phải đồng thời triển khai các mô hình kinh doanh tuần hoàn và sử dụng số hóa để tạo ra các hệ sinh thái bền vững, có khả năng tương tác, hỗ trợ tham vọng tuần hoàn và tạo cơ hội mới cho đổi mới, khác biệt hóa, hiệp lực và việc làm.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Thanh Tú

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.