💼 Bảo vệ danh mục của bạn với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng chậm lại

Ngày đăng 20:13 06/05/2019
Kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng chậm lại
HCM
-

Vietstock - Kinh tế trọng điểm phía Nam tăng trưởng chậm lại

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chiếm 45% GDP của cả nước nhưng đã có dấu hiệu "đuối sức"...

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang và Tp.HCM (HM:HCM).

Dù vẫn đóng vai trò đầu tàu tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ của cả nước nhưng đến nay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã bộc lộ nhiều dấu hiệu "đuối sức".

Có thể thấy, việc phân chia thành từng vùng kinh tế để đầu tư và phát triển đã phát huy vai trò. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang chiếm 45% GDP của cả nước, đóng góp trên 42% tổng thu ngân sách của cả nước, trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra sáng 6/5 tại Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, khái niệm vùng kinh tế trọng điểm được hình thành từ năm 1997 với mục tiêu tạo ra những tam giác phát triển của cả nước, đặc biệt là tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Cả nước có 4 vùng với 24 tỉnh chiếm 89% GDP cả nước, riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng duy nhất của cả nước hội tụ đủ các lợi thế để công nghiệp dịch vụ phát triển nhanh nhất của cả nước. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ logistics đồng bộ hơn so với các vùng khác.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Tiền Giang và Tp.HCM. Các nhà nghiên cứu đều nhận thấy khu vực này hội tụ và phát triển đầy đủ về công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Tp.HCM hiện là trung tâm kinh tế lớn, liên kết các tỉnh khác, tạo nên vùng công nghiệp rộng lớn.

Trong 12 năm qua, các vùng đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Cũng trong cuộc đua phát triển, qua thời gian có vùng vượt lên, có vùng bộc lộ những điểm hạn chế được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng. Bởi vậy, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, những khó khăn mà vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang gặp phải nếu không tháo gỡ kịp thời sẽ trở thành điểm ngẽn trong thời gian tới.

Hiện tại, dù vẫn là đầu tàu của nền kinh tế nhưng phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang có xu hướng chậm lại. Nếu trước 2015, tăng trưởng bình quân cao gấp 1,5 lần so với tăng trưởng chung của cả nước, thì từ 2016-2018, tăng trưởng của vùng này chỉ đạt 6,6% - ngang với tăng trưởng của cả nước. Kết quả này không đạt chỉ tiêu tăng trưởng từ 8,5-9%/năm mà Quyết định 252/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngày 13/2/2014 đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tỷ trọng hai ngành mũi nhọn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giảm dần trong mấy năm gần đây. Cụ thể, năm 2016, ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 57,63%, đến năm 2018 còn 57,11%; ngành dịch vụ từ 49%/năm giảm còn 46,12%.

Sản xuất công nghiệp không có thêm sản phẩm mới với hàm lượng chất xám, kỹ thuật cao hay hàm lượng giá trị gia tăng cao, để tạo động lực cho tăng trưởng của vùng. Trong 35 sản phẩm chủ yếu của vùng, có đến 28 sản phẩm truyền thống như may mặc, giày dép, thức ăn gia súc, bộ giặt, bánh kẹo, thuốc lá, ván ép, hạt nhựa, bao túi, sợi vải, … với giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ gia công cao.

Các sản phẩm cao cấp có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao như bản vi mạch điện tử, điện thoại di động, camera, ô tô, dược phẩm, phần mềm,… còn chiếm tỷ lệ thấp so với cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xuất khẩu của vùng cũng giảm. Năm 2018, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 199,4 tỷ USD, không đóng góp trong thặng dư cán cân thương mại chung, ngược lại nhập siêu 0,2 tỷ USD.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá về sự nỗ lực rất lớn của các tỉnh, thành trong vùng. Năm 2018, các tỉnh vùng kinh tế phía Nam đã hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ dù vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện nay, dịch bệnh xuất hiện, giá xăng dầu tăng cao trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam. Từ đó, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng.

Dù khó khăn nhưng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải tiếp tục là đầu tàu của cả nước, Thủ tướng nhấn mạnh. Năm 2019, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải xác định là năm bứt phá, hoàn thành nhiệm vụ 2019-2020 trong bối cảnh khó khăn đang diễn biến trên toàn cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng cả giai đoạn.

Các tỉnh, thành và Bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu những thể chế, cơ chế nào để hoạt động điều phối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có điều kiện phát triển tốt hơn? Trong bối cảnh thị trường hội nhập sâu rộng, yếu tố liên kết đóng vai trò chủ chốt, các tỉnh, thành cần bám sát để hoạt động. Giờ đây, tính liên kết cần phải được đưa thành chủ trương rõ ràng.

ÁI VÂN

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.