Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Hướng dẫn về công cụ phái sinh tiền điện tử: Phái sinh tiền điện tử là gì?

Ngày đăng 12:02 13/01/2019
Cập nhật 12:15 13/01/2019
Hướng dẫn về công cụ phái sinh tiền điện tử: Phái sinh tiền điện tử là gì?

Thị trường tiền điện tử đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng bao gồm hơn 2.000 coin và token, với mỗi loại trong số này lại tập trung vào một kiểu ứng dụng và trường hợp sử dụng riêng được xây dựng bằng công nghệ mang tính cách mạng – Blockchain. Mặc dù cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho thế giới tiền điện tử vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng có nhiều những phát triển sẽ đảm bảo cho sự tiếp xúc và nhận thức cao hơn về tiền điện tử. Một trong những tiến bộ như vậy là sự ra đời của công cụ phái sinh tiền điện tử, một dòng sản phẩm tài chính hoàn toàn mới. Hình thức phổ biến nhất của các công cụ phái sinh tiền điện tử tại thời điểm này là hợp đồng tương lai Bitcoin – một sản phẩm nhận được những phản ứng trái chiều từ cộng đồng tiền điện tử.

Sự phổ biến của hợp đồng tương lai Bitcoin là điều rõ ràng khi chúng ta nhìn vào khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày, đã tăng hơn 40% trong quý III năm 2017. Về mặt tiền tệ, khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của các hợp đồng tương lai Bitcoin ở mức 5.053 hợp đồng, với giá trị tích lũy khoảng 177 triệu USD. Dữ liệu này khá ấn tượng, đặc biệt nếu chúng ta xem xét rằng thị trường tiền điện tử đã ở trong tình trạng ảm đạm kể từ đầu năm 2018, khi mà mức giá nói chung của các coin và token đều suy giảm hơn 85%!

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Nguồn: Investopedia Khối lượng giao dịch lớn hơn là một dấu hiệu của thanh khoản tốt, và đây luôn là một điều có lợi cho những người tham gia thị trường. Nó phản ánh một thị trường đang phát triển và “khỏe mạnh”.

Phái sinh tiền điện tử là gì? Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy cùng thử tìm hiểu về thế giới của các công cụ phái sinh tiền điện tử.

Một công cụ phái sinh chỉ đơn giản là một hợp đồng tài chính giữa hai hoặc nhiều bên thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của một tài sản cơ bản, trong trường hợp này là tiền điện tử. Chính xác hơn thì đó là một hợp đồng mua hoặc bán một tài sản cụ thể – có thể là cổ phiếu hoặc tiền điện tử – với mức giá định trước và thời gian xác định trong tương lai.

Bản thân các công cụ phái sinh không có giá trị vốn có hay trực tiếp; giá trị của một hợp đồng phái sinh hoàn toàn dựa trên biến động giá dự kiến trong tương lai của đồng tiền điện tử cơ sở.

Có 3 loại sản phẩm phái sinh phổ biến trong thế giới tài chính:

Hợp đồng hoán đổi: Hoán đổi là một hợp đồng giữa 2 bên để trao đổi một loạt dòng tiền trong tương lai, thường dựa trên các công cụ chịu lãi như cho vay, trái phiếu có kỳ hạn 10 năm (note) hoặc trái phiếu có kỳ hạn trên 10 năm (bond) làm tài sản cơ sở. Hình thức hợp đồng hoán đổi phổ biến nhất là các hợp đồng hoán đổi lãi suất, liên quan đến việc trao đổi một dòng thanh toán lãi suất cố định trong tương lai cho một dòng thanh toán lãi suất thả nổi giữa 2 bên đối tác khác nhau.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Hợp đồng tương lai: Hợp đồng tài chính trong đó người mua có nghĩa vụ mua một tài sản hoặc người bán có nghĩa vụ bán một tài sản (chẳng hạn như hàng hóa) tại một mức giá cố định được xác định trước trong tương lai.

Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng tài chính trong đó người mua có quyền (không phải nghĩa vụ) mua một tài sản hoặc người bán có quyền bán một tài sản tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá định trước.

Do sự non trẻ của thị trường phái sinh tiền điện tử, hiện tại chỉ có một vài sản phẩm phái sinh có sẵn cho công chúng. Công cụ phái sinh tiền điện tử phổ biến nhất là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn Bitcoin, bởi thực tế Bitcoin kiểm soát hơn 50% toàn bộ vốn hóa thị trường tiền điện tử, khiến nó trở thành đồng tiền lớn nhất và được giao dịch nhiều nhất.

Lý do để giao dịch phái sinh Phái sinh là các công cụ tài chính hết sức phức tạp thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư có kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật. Có hai lý do chính cho việc sử dụng các công cụ phái sinh, đó là:

1. Bảo vệ khỏi tính biến động Lý do cơ bản cho sự tồn tại của các công cụ phái sinh là để các cá nhân và công ty giảm thiểu mức độ rủi ro và bảo vệ bản thân khỏi mọi biến động về giá của tài sản cơ sở. Dưới đây là một ví dụ thực tế giải thích cách thức mà các công cụ phái sinh được sử dụng để bù đắp rủi ro:

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Hãy tưởng tượng nếu bạn quyết định đăng ký truyền hình cáp để xem các kênh yêu thích của mình. Là người mua dịch vụ, bạn sẽ tham gia vào một thỏa thuận cố định với công ty cáp để cho bạn xem được một số kênh cụ thể với giá cố định hàng tháng trong thời gian 1 năm. Điều này tương tự như một hợp đồng tương lai, trong đó bạn định rõ mức giá chính xác mà bạn sẽ trả và sản phẩm/dịch vụ chính xác mà bạn sẽ nhận được trong khoảng thời gian 1 năm dự kiến đó.

Nói cách khác, bạn đã bảo đảm giá hàng tháng của các kênh truyền hình cáp trong cả năm, biết rõ rằng bạn sẽ trả một mức giá cố định bất kể có chuyện gì xảy ra, ngay cả khi giá truyền hình cáp tăng trong năm. Bằng cách tham gia vào thỏa thuận này, bạn đã giảm được rủi ro phải trả một mức giá hàng tháng cao hơn trong suốt cả năm.

2. Phòng hộ (Hợp đồng bảo hiểm) Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng các công cụ phái sinh để bảo vệ danh mục đầu tư của họ. Điều này cũng được gọi là “phòng ngừa rủi ro“, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp để bù đắp tổn thất tiềm năng. Các công cụ phái sinh đóng vai trò như một kỹ thuật quản lý rủi ro quan trọng cho các tổ chức và nhà đầu tư. Khái niệm “phòng ngừa rủi ro” tương tự như sở hữu một hợp đồng bảo hiểm cho danh mục đầu tư của bạn. Dưới đây là một ví dụ để minh họa cho một kịch bản phòng ngừa rủi ro:

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Giả sử rằng bạn đang kỳ vọng giá tăng với Apple (NASDAQ:AAPL) và sở hữu một lượng lớn cổ phiếu AAPL. Tuy nhiên, có rất nhiều rủi ro mà bạn đang nắm giữ; nếu nền kinh tế Mỹ bị sốc hệ thống hoặc phải hứng chịu những tin tức xấu, bạn có thể chắc chắn rằng giá AAPL sẽ lao dốc và làm giảm vốn đầu tư của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ phái sinh – dưới dạng hợp đồng quyền chọn – để giảm rủi ro đầu tư tổng thể của bạn. Sử dụng một loại hợp đồng quyền chọn gọi là “quyền chọn bán”, bạn có thể kiếm lợi từ hợp đồng quyền chọn của mình vì chúng sẽ tăng giá trị khi giá của tài sản cơ sở (trong trường hợp này là cổ phiếu AAPL) giảm.

Vì vậy, nếu bạn sở hữu cổ phiếu AAPL và lo lắng về các tình huống không lường trước có thể ảnh hưởng xấu đến danh mục đầu tư của bạn, thì bạn có thể mua các công cụ phái sinh để bảo vệ các khoản đầu tư của mình và bù đắp cho các khoản lỗ tiềm năng. Mặc dù giá trị chính của các khoản đầu tư AAPL của bạn bị giảm về giá trị, nhưng sự gia tăng giá trị của các công cụ phái sinh quyền chọn mà bạn đã đặt sẽ bù đắp cho tổn thất chung. Tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm và chuyên môn về các công cụ phái sinh, mà một nhà đầu tư hoặc trader có thể kiếm được lợi nhuận trong bất kỳ tình huống nào, dù là thị trường tăng hay giảm.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

3. Đầu cơ Các trader thường sử dụng các công cụ phái sinh để đầu cơ vào giá tiền điện tử, với mục đích chính là thu lợi nhuận từ những thay đổi về giá của loại tiền điện tử cơ sở. Chẳng hạn, một trader có thể cố gắng kiếm lời từ sự suy giảm lường trước về mức giá chung của các loại tiền điện tử bằng cách “short (bán)“ đồng coin. Bán (short) – hay bán khống (short selling) – đề cập đến hành động đặt cược dựa vào giá của chứng khoán. Đầu cơ thường được xem là tiêu cực bởi nó làm tăng mức độ biến động cho toàn bộ thị trường.

Theo truyền thống, cách kiếm lợi nhuận từ tiền điện tử – hoặc bất kỳ chứng khoán nào – là mua một coin ở mức giá thấp và sau đó bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể được thực hiện trong một thị trường tăng trưởng, hoặc khi thị trường đang có xu hướng tăng lên. Short là một cách để kiếm lời từ một thị trường giá giảm, hoặc khi thị trường đang trong một xu hướng giảm.

Cách dễ nhất để “short” là vay chứng khoán từ bên thứ ba (một sàn giao dịch hoặc nhà môi giới) và bán nó ngay lập tức trên thị trường vì bạn dự đoán giá sẽ giảm. Bạn có thể tham gia lại thị trường khi giá đã giảm và mua lại cùng số lượng chứng khoán mà bạn đã bán ban đầu. Qua đó thanh toán cho các bên thứ ba. Trong trường hợp này, bạn sẽ thu được lợi nhuận từ việc bán chứng khoán ban đầu và mua lại chúng ở những mức giá thấp hơn.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Thị trường giao ngay và thị trường phái sinh Nhìn chung có hai loại thị trường trong thế giới tiền điện tử: thị trường giao ngay và thị trường phái sinh. Cả hai đều có những đặc trưng riêng, như trong bảng dưới đây:

Thị trường giao ngay đề cập đến việc giao dịch và thanh toán các tài sản tài chính – chẳng hạn như cổ phiếu và tiền điện tử – ngay lập tức. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu tiền điện tử sẽ được chuyển giao tức thì giữa những người tham gia thị trường (từ người bán sang người mua) ngay sau khi giao dịch được thực hiện. Khi bạn đi đến một sàn giao dịch để mua bất kỳ loại tiền điện tử nào, tức là bạn đang tham gia vào thị trường giao ngay vì giao dịch xảy ra ngay lập tức và bạn sẽ trực tiếp sở hữu những coin mà bạn đã mua.

Thị trường phái sinh là nơi những người tham gia giao dịch hợp đồng thay vì bản thân tài sản thực. Các hợp đồng này có giá trị, gắn trực tiếp với tài sản cơ sở. Do đó, phái sinh là những công cụ tài chính chứ không phải là một tài sản.

Giao dịch phái sinh tiền điện tử ở đâu?

LedgerX là sàn giao dịch tổ chức được quy định đầu tiên giới thiệu các công cụ phái sinh Bitcoin, dưới dạng hợp đồng hoán đổi và quyền chọn. Chỉ những cá nhân có tổng tài sản trên 1,000,000 USD hoặc tổng thu nhập 2 năm vượt ngưỡng 200,000 USD và những nhà đầu tư tổ chức mới có thể giao dịch trên nền tảng giao dịch của LedgerX.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Các hợp đồng tương lai Bitcoin đầu tiên được giới thiệu bởi Chicago Mercantile Exchange (CME) và Chicago Board OptionsExchange (CBOE) vào tháng 12/2017. Chicago Mercantile Exchange (CME) là sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới, xử lý hơn 20% tổng khối lượng giao dịch phái sinh trên toàn cầu. Các nhà đầu tư cá nhân muốn giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin của CME có thể thực hiện điều này thông qua một nhà cung cấp hoặc nhà môi giới liên kết được liệt kê ở đây. Sự khác biệt giữa các phái sinh CME và CBOE được trình bày bên dưới:

Xét về các công cụ phái sinh được cung cấp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử thuần túy, BitMEX, OKEx và CryptoFacilities là những người chơi chính hiện nay. Điều quan trọng cần lưu ý là, sản phẩm phái sinh được cung cấp bởi các sàn giao dịch tiền điện tử thuần túy không được quy định bởi bất kỳ khu vực tài phán nào ở thời điểm hiện tại. Điều này sẽ làm gia tăng rủi ro liên quan đến các công cụ phái sinh đó.

Ngoài ra, Bakkt là một sàn giao dịch hợp đồng tương lai tiền điện tử đang rất được mong đợi. Nó được hậu thuẫn bởi Intercontinental Exchange (ICE (NYSE:ICE)), sàn giao dịch lớn thứ 3 trên thế giới, sau CME và Hong Kong Exchange. Bakkt không chỉ thuộc sở hữu của công ty mẹ của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE), mà còn được hỗ trợ bởi nhiều công ty nặng ký khác như Microsoft (NASDAQ:MSFT), Starbucks (NASDAQ:SBUX) và Pantera Capital.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Một người chơi lớn khác đang nhắm đến lĩnh vực phái sinh là Nasdaq, sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai thế giới. Nasdaq có kế hoạch tung ra hợp đồng tương lai Bitcoin trong quý đầu tiên của năm 2019.

Đôi lời cảnh báo Mặc dù các công cụ phái sinh là một trong những yếu tố cốt lõi góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2007, nhưng nó vẫn là một công cụ quan trọng trong việc quản lý rủi ro đầu tư. Thị trường đã vô cùng phấn khích với sản phẩm phái sinh dựa trên tiền điện tử kể từ khi các sàn giao dịch truyền thống lớn – CBOE và CME – ra mắt hợp đồng tương lai Bitcoin vào cuối năm 2017. Dễ dàng thấy rằng thị trường phái sinh là yếu tố cần thiết đối với một hệ sinh thái tài chính sôi động, và có lẽ đây là cây cầu cần thiết để nâng cao nhận thức về tiền điện tử cho thị trường đại chúng. Tuy nhiên, phải thận trọng khi xử lý các công cụ phái sinh do sự phức tạp và tinh vi của chúng.

Xem thêm:

  • Bitcoin ETF là gì? Vì sao ETF sẽ giúp Bitcoin tăng lên đỉnh cao mới?
  • 6 CUỐN SÁCH bắt buộc phải đọc nếu BẠN muốn đầu tư vào Bitcoin

Cảm ơn các bạn đã đón đọc!

  • Cập nhật tin tức nhanh chóng tại CafeBitcoin!
  • Tham gia Chatbox Cafebitcoin tại  https://t.me/cafebitcoininfo
Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

The post Hướng dẫn về công cụ phái sinh tiền điện tử: Phái sinh tiền điện tử là gì? appeared first on Cafebitcoin.info.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.