Ưu Đãi Cyber Monday: Giảm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

FedNow sắp bước ra sân khấu và những thuyết âm mưu có cơ sở

Ngày đăng 18:04 20/05/2023
FedNow sắp bước ra sân khấu và những thuyết âm mưu có cơ sở
BTC/USD
-

BeInCrypto - Sao lại cần đến FedNow và vì sao lại dưới sự kiểm soát của FED? Tầm ảnh hưởng của FedNow ra sao đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và thị trường Crypto? Chúng ta thử đi tìm câu trả lời với những dữ liệu có được và tham khảo ý kiến các chuyên gia.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Trước tiên, FedNow và những vấn đề cần làm rõ

(Nếu bạn chưa biết FedNow là gì, hãy tham khảo bài viết này). Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ những hiểu lầm của công chúng và nhấn mạnh những điểm đáng chú ý về FedNow. Từ đó, mới có thông tin để hiểu rõ hơn nhiều phân tích và dự đoán khác.

#1. FedNow không thay thế tiền mặt, cũng không phải CBDC

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter chính thức của FED cũng đã liên tục lên tiếng để nhấn mạnh hiểu lầm này.

FedNow không phải tiền mặt, cũng không phải là một CBDC (tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương). FedNow đơn thuần là một dịch vụ thanh toán của FED (Cục dữ trữ liên bang) tạo ra để cung cấp một cơ sở hạ tầng giúp các ngân hàng và các hiệp hội tín dụng thực hiện việc chuyển tiền.

#2. FedNow không phải phát kiến mới

Và FedNow cũng không phải là một phát kiến mới. FED đã có những dịch vụ tương tự trước đó như là Fedwire và FedACH.

  • Trong đó, Fedwire được sử dụng để chuyển tiền giữa các ngân hàng và tổ chức trong nền kinh tế Hoa Kỳ một cách tức thời và 24/7. Còn FedACH là một phần của NACHA – National Automated Clearing House Association – được dùng để xử lý các thanh toán không tiền mặt không gấp với quy mô lớn.
  • Nếu Fedwire hướng đến những giao dịch lớn với số lượng ít hơn thì FedNow hướng đến xử lý số lượng lớn các giao dịch có giá trị thấp hơn dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Fednow có thể xử lý giao dịch đó theo thời gian thực và không kể ngày đêm.

Như vậy, về hình thức Fednow đem lại trải nghiệm tương tự như tiền mã hóa. Nhưng về bản chất, Fednow không mang tính phi tập trung và chống kiểm duyệt như tiền mã hóa.

Những hoài nghi và thuyết âm mưu xoay quanh FedNow gần đây

Fed dự kiến FedNow sẽ hoạt động vào tháng 7 tới đây. Cùng BeinCrypto điểm qua một vài thuyết âm mưu và hoài nghi xoay quanh sự ra đời của FedNow.

#1. FedNow là bước đầu tiên để đi đến “Cấm Bitcoin

Đây không phải là một thuyết âm mưu từ cộng đồng nhưng là quan điểm của ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy (cháu trai của Tổng thống John F. Kennedy). Ông này thẳng thắn tuyên bố rằng:

“FedNow là bước đầu tiên trong việc cấm và tịch thu Bitcoin như Bộ Tài chính đã làm với vàng 90 năm trước vào năm 1933!”

Robert Kennedy

Trong cái nhìn của ông này, câu chuyện COVID-19 cho đến khủng hoảng ngân hàng và CBCD đều là chuỗi những sự kiện có liên quan mật thiết với nhau.

“Hãy xem các chính phủ, những người không bao giờ để lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt. Họ lợi dụng Covid-19 và cuộc khủng hoảng ngân hàng để mở ra một làn sóng CBDC mới như một thiên đường trú ẩn an toàn khỏi các loại tiền giấy đầy mầm bệnh hay để bảo vệ họ khỏi làn sóng bank-run”.

Robert Kennedy

FedNow không phải là CBDC. Nhưng FedNow dọn đường cho CBDC. Điều này cũng được đưa vào báo cáo của nhà Trắng hồi tháng 3 vừa qua.

Báo cáo của nhà Trắng về Crypto. Nguồn: White House.

Báo cáo này đã dành hẳn một chương để chỉ trích tiền mã hóa và ngay sau chương đó đã lập tức giới thiệu sự ra đời của FedNow và ca ngợi CBDC. Động thái này của nhà Trắng khiến cho thuyết âm mưu của Robert Kennedy là có cơ sở.

#2. FedNow tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với tài chính cá nhân

Đây là quan điểm được @balajis chia sẻ dựa trên những đặc tính được giới thiệu của FedNow.

Điều này được mỉa mai đến mức @balajis đã gọi CBDC là viết tắt của “Central Bank Digital Control” (đúng ra phải là Central Bank Digital Currency). Lý do là vì:

  • Nhìn vào sơ đồ Payment Flow của FedNow, có thể thấy để thanh toán tức thì bắt buộc giao dịch sẽ đi qua một “máy chủ” do FED kiểm soát. Và FedNow không chỉ đảm nhiệm thanh toán P2P mà còn cả C2B (người dùng với doanh nghiệp), C2G (người dùng với chính phủ), B2C, G2C (ngược lại). Tức là mọi giao dịch của công dân và doanh nghiệp đều có thể bị kiểm soát bởi FED nếu FedNow được áp dụng đại trà.
  • Lợi thế này giúp FED có thể có nhiều dữ liệu hơn để can thiệp và ảnh hưởng sâu rộng đến từng tài khoản ngân hàng của mỗi cá nhân. Nếu được hỗ trợ thêm bởi các đạo luật mới, đến một ngày FED có thể mang thẩm quyền buộc rút tiền, đóng băng tài khoản của bất kỳ ai.

Những hoài nghi trên dù có cơ sở nhưng cho đến nay FedNow không phải lựa chọn duy nhất và ép buộc.

Tạm kết

Những thuyết âm mưu trên chung quy đều đến từ lo ngại về quyền tự do bị kiểm soát. Nhưng chính nỗi lo sợ đó lại là động lực để những thứ như Bitcoin tiếp tục tồn tại như một phương cách để trốn tránh bị kiểm duyệt. Bên nào sẽ thật sự mạnh mẽ hơn sẽ áp đảo hơn.

Đọc thêm tại BeInCrypto

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.