Tại cuộc họp ĐHCĐ năm 2022, bên cạnh chia sẻ về sự thê thảm của ngành thép trong nửa sau năm 2022, Chủ tịch Hòa Phát (HM:HPG) - Trần Đình Long từng cho biết định hướng của tập đoàn thay vì mua đất để làm dự án thì sẽ tham gia đấu thầu ở các địa phương. 2022 là năm đặc biệt khó khăn với ngành thép; không riêng những doanh nghiệp nhỏ, ông lớn đầu ngành như Tập đoàn Hòa Phát (Mã HPG - HOSE) cũng chứng kiến kết quả kinh doanh không mấy tích cực - đặc biệt là 2 quý cuối năm.
Mới đây, HĐQT tập đoàn đã công bố tài liệu trình ĐHCĐ thường niên 2023 dự kiến diễn rangày 30/3 tới với kế hoạch 150.000 tỷ đồng doanh thu và 8.000 tỷ lợi nhuận sau thuế - lần lượt tăng 6% và giảm 5% so với thực hiện năm 2022.
Trước đó, kết năm 2022, HPG ghi nhận doanh thu 142.000 tỷ đồng - giảm 5% so với năm 2021; lãi ròng đạt hơn 8.400 tỷ đồng - giảm 76% YoY.
Tuy nhiên, với vị thế của một doanh nghiệp đầu ngành thép cũng như một trong những doanh nghiệp có lượng tiền mặt khổng lồ trên thị trường chứng khoán, Hòa Phát của Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long vẫn bày tỏ mong muốn mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và đặt mục tiêu trở thành top 3 doanh nghiệp địa ốc hàng đầu Việt Nam.
Còn nhớ tại cuộc họp ĐHCĐ năm 2022, bên cạnh chia sẻ về sự thê thảm của ngành thép trong nửa sau năm 2022, ông Trần Đình Long từng cho biết định hướng của tập đoàn thay vì mua đất để làm dự án sẽ tham gia đấu thầu ở các địa phương.
“Chiến lược của Hòa Phát là tích cực đi các địa phương xin tham gia đấu thầu các chương trình phát triển đô thị, sau đó phát triển dự án. Triển vọng của lĩnh vực bất động sản là tốt đẹp vì Hòa Phát làm từ gốc, không phải bỏ tiền mua dự án, không bị áp lực giá vốn", ông Long cho biết. |
Mới nhất, liên danh Tổng CTCP Đầu tư Hợp Nghĩa - CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát đang rộng cửa trúng Dự án khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá (tỉnh Phú Thọ) có diện tích lên đến 120 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.622 tỷ đồng trong đó chi phí thực hiện khoảng 5.284 tỷ; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 338 tỷ đồng.
Trước đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cũng công bố nhà đầu tư duy nhất đạt yêu cầu sơ bộ về đánh giá năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người thu nhập thấp Khu công nghiệp Yên Mỹ II là CTCP Phát triển Đô thị (HN:UDJ) Hòa Phát Yên Mỹ.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 4.830 tỷ đồng; quy mô sử dụng đất khoảng 309.978 m2; các sản phẩm dịch vụ cung cấp gồm nhà ở thương mại liền kề 250 căn; căn hộ, nhà ở xã hội 9.000 căn và các công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu của khu dân cư.
Được biết, CTCP Phát triển Đô thị Hòa Phát Yên Mỹ thành lập vào ngày 9/5/2022 với vốn điều lệ 750 tỷ đồng trong đó Tập đoàn Hòa Phát sở hữu gián tiếp 99,9% vốn.
Thời gian qua, Hòa Phát đang rốt ráo đi tỉnh "tìm đất" cho tham vọng bất động sản. Sau Cần Thơ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hải Dương, ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long tìm đến Thừa Thiên Huế và mới nhất là Phú Yên.
Một dự án do Hòa Phát đầu tư |
Trước đó, tập đoàn cũng liên tục đề xuất đầu tư tại nhiều địa phương như Quảng Trị với dự án phát triển cảng biển, cảng nước sâu và xây dựng nhà máy thép tại Khu kinh tế Đông Nam; tỉnh Thừa Thiên - Huế với dự án khu đô thị; đề xuất xây dựng cụm dự án Alumin công suất 2 triệu tấn/năm và nhà máy tuyển quặng công suất 5 triệu tấn/năm tại tỉnh Đắk Nông,…
Hiện lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát bao gồm xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các dự án nhà ở, khu đô thị.
Hiện tại, Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Phố Nối A (689 ha), Khu công nghiệp Yên Mỹ II giai đoạn 1 (97,5 ha) cùng tại Hưng Yên và Khu công nghiệp Hòa Mạc - Hà Nam (131 ha).
Ở mảng bất động sản nhà ở đô thị, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng các dự án ở Hà Nội như Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (2,5 ha) tại quận Cầu Giấy, Khu phức hợp Mandarin Garden 2 (1,3ha), Khu chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh, tại quận Hoàng Mai, Chung cư Hòa Phát 257 Giải Phóng, quận Đống Đa,...
Thuyết minh cơ cấu doanh thu hợp nhất quý 4/2022 của Tập đoàn Hòa Phát |