🤑 Còn ưu đãi nào hời hơn thế. Hãy nhanh tay nhận ngay ưu đãi GIẢM 60% ngày Thứ Sáu Đen trước khi hết hạn….NHẬN ƯU ĐÃI

Vì sao heo nhập lậu Campuchia vào Việt Nam giá chỉ từ 40.000 đồng/kg?

Ngày đăng 03:42 27/01/2024
Vì sao heo nhập lậu Campuchia vào Việt Nam giá chỉ từ 40.000 đồng/kg?

Vietstock - Vì sao heo nhập lậu Campuchia vào Việt Nam giá chỉ từ 40.000 đồng/kg?

Trong khi giá heo hơi Việt Nam bán mức 55.000-56.000 đồng/kg thì heo hơi Campuchia chỉ có giá 42.000-45.000 đồng/kg dẫn đến tình trạng heo nhập lậu đổ bộ vào nước ta.

Tại hội nghị bàn giải pháp ngăn chặn gia súc, gia cầm nhập lậu chiều ngày 26-1, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết nếu đầu tháng 1, lượng heo nhập lậu vào Việt Nam từ biên giới Campuchia rất nhiều thì sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lượng heo nhập lậu đã giảm.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị cần ngăn chặn heo nhập lậu để tránh lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước. Ảnh: QH

Theo ông Công, heo lậu không còn nhập về chợ đầu mối nữa mà chuyển ra các chợ, lượng heo nhập lậu hiện chiếm khoảng 15% lượng heo tiêu thụ trên thị trường các tỉnh phía Nam.

“Heo nhập lậu không chỉ giá rẻ “giết” ngành chăn nuôi trong nước mà còn nguy cơ dịch bệnh lây lan, mất vệ sinh an toàn thực phẩm gây nguy hiểm tới sức khoẻ người tiêu dùng”- ông Công nói.

Giá thành nuôi heo Campuchia rẻ hơn Việt Nam

Lý giải vì sao giá heo nhập lậu từ Campuchia rẻ hơn, lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết do giá thành chăn nuôi heo nước này thấp hơn Việt Nam.

Giá heo hơi Việt Nam hiện ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg, trong khi heo hơi Campuchia bán cho các thương lái nhập lậu vào nước ta chỉ ở mức 42.000 – 45.000 đồng/kg. Chỉ cần heo nhập lậu trót lọt về bán rẻ hơn chút là dễ dàng cạnh tranh trên thị trường khiến ngành chăn nuôi heo trong nước đã khó thêm khó.

Đại diện Cục Thú y đề xuất các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam. Ảnh: QH

“Chi phí chăn nuôi heo hiện nay quá cao, giá loại bột thịt chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi của Việt Nam lên tới 6.000 đồng/kg, giá loại bột thịt này ở Campuchia chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, rẻ hơn một nửa. Bên cạnh đó, lượng thịt heo của Campuchia mấy năm nay tăng mạnh nguồn cung trong khi nhu cầu không nhiều nên họ tìm cách bán sang Việt Nam tiêu thụ”- ông Công chia sẻ.

Tình trạng heo nhập lậu diễn ra nhiều năm qua nhưng cao điểm nhất vẫn là gần Tết vì nhu cầu tiêu thụ Việt Nam tăng, giá thịt heo cũng tăng. Do đó, vận chuyển, buôn bán trái phép heo nhập lậu vào Việt Nam trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở vẫn gia tăng mạnh.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo kịp thời các cơ quan chức năng lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác kiểm soát lực lượng thú y các địa phương, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán trái phép heo vào Việt Nam.

Tăng cường liên kết cơ quan chức năng với địa phương biên giới

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có hàng loạt văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Bộ Tài chính và nhiều tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Kiên Giang... về việc phối hợp, tập trung chỉ đạo tổ chức ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng đã có nhiều văn bản chỉ đạo rất cụ thể, gần nhất là chỉ thị số 29 ngày 26-12-2023 về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, lực lượng công an, bộ đội biên phòng, hải quan tại các tỉnh có chung biên giới với Campuchia và Lào phải cùng phối hợp với chính quyền các địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển heo nhập lậu. Ảnh: QH

Thời gian qua tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, heo, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới các tỉnh miền Nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là qua biên giới với Camphuchia, Lào.

Thực trạng này làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, cúm gia cầm... cũng như nguy cơ động vật được cho ăn chất cấm để kích thích tăng trưởng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng ngành chăn nuôi và sức khoẻ người dân.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để chấm dứt ngay tình trạng nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phối hợp, hỗ trợ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, heo, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới tại các tỉnh miền Nam vào Việt Nam.

“Đặc biệt, lực lượng công an, bộ đội biên phòng, hải quan tại các tỉnh có chung biên giới với Campuchia và Lào cùng phối hợp với chính quyền các địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, heo, gia cầm, tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở”- ông Tiến cho hay.

QUANG HUY

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.