Black Friday đã tới! InvestingPro giảm tới 60% OFF! Đừng bỏ lỡ!NHẬN ƯU ĐÃI

Gỡ khó, dưỡng sức cho doanh nghiệp

Ngày đăng 17:17 28/10/2018
Gỡ khó, dưỡng sức cho doanh nghiệp

Vietstock - Gỡ khó, dưỡng sức cho doanh nghiệp

Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư, rào cản kinh doanh, dưỡng sức cho doanh nghiệp.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận. ẢNH: NGỌC THẮNG

Tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, các đại biểu Quốc hội hôm qua 27.10 đề nghị Chính phủ cần đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể để cải thiện mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư, rào cản kinh doanh, dưỡng sức cho doanh nghiệp, người dân.

Dự án 10 năm không được cấp phép

Dẫn báo cáo Chính phủ, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho biết nhiều ĐB ngợi ca kinh tế - xã hội (KT-XH), cá nhân ông cũng đồng tình song nhìn tổng thể bức tranh đẹp này vẫn có nhiều “vết nhám”. Trong báo cáo thẩm tra của Quốc hội (QH), theo ĐB Nhưỡng có nêu các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) còn thiếu minh bạch, chính sách chưa đảm bảo, khu vực tư nhân thiếu nguồn lực, còn nhiều rào cản. Ông điểm lại một số vụ việc tiêu biểu như vụ Công ty Phương Hiền ở Thanh Hóa, dù Thủ tướng đã chỉ đạo 2 lần nhưng tỉnh vẫn không thực hiện. Vụ Công ty Tân Tiến tại khu công nghiệp Việt Hưng, cả 3 bộ, ngành đã xác định hệ thống sản xuất có công nghệ tốt, không ô nhiễm môi trường… nhưng tỉnh Hưng Yên vẫn không cho thực hiện, trong khi DN này đã đầu tư vào đó 70 tỉ đồng.

“Đặc biệt là DN Duy Tân, dù giấy tờ, thủ tục của họ đã đầy đủ nhưng 10 năm rồi vẫn không cấp phép cho họ để khai thác mỏ vàng mang lại nguồn lực cho đất nước. Tôi tiếp ông Tân giám đốc DN, ông có 5 bằng chiến sĩ diệt Mỹ, chiến đấu 81 ngày đêm chiến trường Quảng Trị. Ông nói ngày xưa diệt Mỹ dễ thế mà sao giờ làm ăn khó như này. Ông nói mà tôi rất chạnh lòng”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng phản ánh trước QH.

Dù đánh giá cao nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ và các bộ, song ĐB Quách Thế Tân (Hòa Bình) cho rằng vẫn còn tâm lý bất an với môi trường kinh doanh, công bằng pháp luật trong thực thi. Ông Tân dẫn chứng đó là rà soát của Bộ Tư pháp cho thấy vẫn còn hơn 5.600 văn bản hành chính trái pháp luật từ sai thẩm quyền, sai căn cứ pháp lý, sai nội dung đến thể thức… “Chúng tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo khắc phục. Ai ban hành văn bản sai thì có xử lý tùy theo mức độ tác hại với môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến phát triển của người dân, DN, tránh mất niềm tin vào công bằng pháp luật”, ĐB Tân bày tỏ.

Cùng chung nỗi niềm này, Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho rằng bên cạnh xử lý nghiêm khắc tình trạng tùy tiện trong ban hành văn bản, Chính phủ cần tiếp tục rà soát vấn đề này để môi trường kinh doanh không bị méo mó. Dẫn chứng thêm vụ việc đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng ở Cần Thơ, bà Phương Hoa cho rằng vụ việc này dù không sai nhưng cũng cho thấy đây là trường hợp điển hình trong ban hành văn bản chưa sát thực tiễn.

Cổ phần hóa chậm

Về cổ phần hóa DN nhà nước, ĐB Lưu Bình Nhưỡng lo ngại tốc độ thoái vốn quá chậm. Dự án Gang thép Thái Nguyên, dù Thủ tướng, Bộ Công thương chỉ đạo nhưng tổng công ty gang thép vẫn “lững lờ”, nếu cứ để kéo dài sẽ gây thiệt hại cho nhà nước, người dân và DN. “Tất cả dự án nào không thực hiện được nên cho phá sản, còn dự án nào thoái vốn được, bán được, cho thuê được thì làm ngay. Tôi nghe dư luận nói rằng, có hiện tượng chủ DN để đó nhằm giảm khấu hao hữu hình, vô hình để người ta mua rẻ lại của nhà nước”, ông Nhưỡng đặt vấn đề.

ĐB Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) phản ánh thời gian qua việc giải quyết 12 dự án thua lỗ có nhiều kết quả, song cử tri Thái Nguyên mong muốn dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 cần giải quyết dứt điểm. Dự án này dừng từ năm 2013, công ty đã phải trả gốc và lãi hơn 1.300 tỉ đồng, từ đầu năm 2017 mỗi tháng trả cho ngân hàng 47 tỉ đồng. Đây là số tiền lớn gánh trên vai người lao động...

Giải đáp băn khoăn của ĐB, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết đối với dự án Gang thép Thái Nguyên hay 11 dự án khác trong tổng số 12 dự án thua lỗ nghìn tỉ đồng, hiện đã và đang được xử lý rốt ráo, toàn diện nhưng đảm bảo các nguyên tắc đúng quy luật thị trường, đúng pháp luật... Tiến độ xử lý tồn tại vẫn đang được đảm bảo. Có 6 dự án dừng kinh doanh vì hoạt động không hiệu quả do nợ trước kia thì 2 dự án (Nhà máy sản xuất phân bón DAP Hải Phòng và Nhà máy thép Việt Trung) đã có lãi, đã có hiệu quả trở lại, có thể sắp được đưa ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ. 4 dự án khác đang từng bước khôi phục hoạt động. Riêng các dự án ethanol, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết đối với dự án ở Bình Phước đã khôi phục thương mại, Ethanol Bình Sơn ở Quảng Ngãi đã bắt đầu cung ứng sản phẩm cho xã hội. Riêng Ethanol Phú Thọ thì còn những khó khăn. “Thời gian tới chúng tôi tiếp tục xử lý quyết liệt các dự án thua lỗ, báo cáo các ĐB, Chính phủ trên tinh thần xem xét đồng bộ góc độ kinh tế, trách nhiệm pháp luật, hình sự”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Chính phủ không có chủ trương phá giá đồng tiền

Tham gia giải trình với QH chiều qua, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định: “Chính phủ không hề có động thái nào về nới lỏng kiểm soát lạm phát. Chính phủ phải đẩy mạnh xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công nên việc đặt ra kiểm soát lạm phát khoảng 4% là cần thiết”.

Theo Phó thủ tướng, kiểm soát lạm phát cũng là một trong các giải pháp để tiếp tục kiên định chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô mà Đảng, QH đã xác định ngay từ đầu nhiệm kỳ. "Chính phủ nhất quán chính sách ổn định giá trị đồng tiền. Để hỗ trợ cho xuất khẩu, Chính phủ không bao giờ, chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền”, Phó thủ tướng khẳng định.

Anh Vũ - Chí Hiếu

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.