Giảm 40%
🔥 Chiến lược chọn cổ phiếu bằng AI, Người khổng lồ công nghệ, tăng +7,1% trong tháng 5.
Hãy hành động ngay khi cổ phiếu vẫn đang NÓNG.
Nhận ƯU ĐÃI 40%

Đầu tư như thế nào khi lãi suất và lạm phát cao?

Ngày đăng 21:00 22/03/2022
Đầu tư như thế nào khi lãi suất và lạm phát cao?
JPM_pj
-

Vietstock - Đầu tư như thế nào khi lãi suất và lạm phát cao?

Lạm phát cao ảnh hưởng xấu tới kinh tế nhưng với thị trường tài chính thì thắt chặt tiền tệ thực sự mới đáng sợ hơn.

Với lạm phát cao nhất hơn 40 năm, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng cũng phải tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 với mức 0.25 điểm phần trăm và dự kiến cuối năm nay sẽ đạt 1.9%. Nghĩa là trong nặm nay, Fed sẽ tăng lãi suất ở toàn bộ các cuộc họp của FOMC (Ủy ban điều hành thị trường mở liên bang, cơ quan điều hành của Fed) , thậm chí sẽ có đợt tăng lãi suất với mức 0.5 điểm phần trăm khi chính Fed cũng dự báo lạm phát cuối năm nay sẽ đạt tới 4.3% hơn gấp đôi mục tiêu buộc họ phải hành động mạnh tay. Dữ liệu của CME Group cũng cho thấy có khả năng Fed tăng lãi suất tới tận 6-7 lần thậm chí JP Morgan (NYSE:JPM_pj) Chase còn cho rằng xác suất tăng lãi suất còn có thể lên tới… 9 lần. Với tần suất hành động dày đặc như thế cho thấy đây sẽ là một năm không dễ dàng gì cho thị trường tài chính bởi vì lạm phát cao ảnh hưởng xấu tới kinh tế nhưng với thị trường tài chính thì thắt chặt tiền tệ thực sự mới đáng sợ hơn.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Hiểu đúng về lạm phát và tăng lãi suất – Có thật sự xấu?

Lạm phát thường được nhắc đến với ý nghĩa không tích cực, đặc biệt là thời điểm nhạy cảm hiện nay thì nhiều người càng bị ám ảnh về nó. Tuy nhiên lạm phát là một phần quan trọng khi kinh tế tăng trưởng. Nó đặc biệt tốt khi mà lạm phát xoay quanh mức mục tiêu. Thông thường, lạm phát mục tiêu sẽ được Quốc hội mỗi quốc gia đưa ra vào đầu năm (lạm phát mục tiêu của Mỹ và Châu Âu hiện nay là khoảng 2%, Việt Nam khoảng 4%).

Lạm phát mục tiêu được tính toán dựa trên việc giá cả tăng ở mức độ vừa phải đủ để doanh nghiệp, nhà sản xuất bán cùng một số lượng hàng hóa nhưng lại đạt được thu nhập cao hơn lúc trước. Điều này sẽ thúc đẩy họ liên tục đổi mới sáng tạo đưa ra những sản phẩm dịch vụ tốt hơn nữa giúp cải thiện doanh số. Lạm phát mục tiêu bao gồm luôn các thu nhập của người tiêu dùng tăng tương ứng hoặc vượt hơn để họ thấy lạm phát không còn là vấn đề nữa. Mọi chuyện chỉ trở nên rắc rối khi thu nhập không thể tăng lại lạm phát và lạm phát vượt mục tiêu quá xa, khi đó nhiều người cảm thấy mình không giàu như mình nghĩ. Tình huống tệ không kém lạm phát là giảm phát hay thiểu phát hoặc đình lạm (lạm phát đình đốn).

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Với các dấu hiệu như đình lạm, lạm phát quá cao hay giảm phát thì các NHTW và Chính phủ các nước buộc phải hành động bằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, trong đó có việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, không ít người hiểu lầm về điều này, không phải cứ tăng lãi suất là xấu và giảm là tốt mà vấn đề là tác động đằng sau đó. Vì nếu xấu thì NHTW tăng lãi suất làm gì? Bởi vì họ cần phải kiểm soát cái xấu hơn mà ở đây là lạm phát. Do đó, tăng lãi suất giúp lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh kinh tế vẫn duy trì mức độ tăng trưởng ổn định thì mọi thứ vẫn tốt và thị trường tài chính vẫn được hỗ trợ. Còn ngược lại, lãi suất tăng nhưng lạm phát vẫn ngoài tầm kiểm soát hoặc hạ lãi suất nhưng kinh tế vẫn èo uột thì có hạ lãi suất vẫn không cải thiện được tình hình .

Hiện, lạm phát đã tăng vọt khắp nơi trên thế giới chứ không còn là “nghi ngờ” hay “chỉ trong ngắn hạn” như các NHTW vẫn lạc quan hồi năm ngoái. Nhiều NHTW chuyển sang thắt chặt chính sách hoặc chí ít cũng giảm bớt quy mô những gói kích cầu trước đó. Nguyên nhân được cho là do dịch COVID-19 kéo dài, chuỗi cung ứng thì bế tắc và mới đây chiến sự Nga-Ukraine đã bồi thêm vào khiến kinh tế toàn cầu vốn đang rất mong manh và doanh nghiệp thì kêu trời khi giá hàng hóa tăng như vũ bão.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lạm phát đình đốn (đình lạm) đẩy các NHTW vào tình thế tiến thoái lưỡng nan

Lạm phát cao trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm hoặc suy giảm vì tình hình chiến sự, COVID-19, chuỗi cung ứng tắc nghẽn… khiến các NHTW bị mắc kẹt trong chính sách của mình làm sao thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát. Các NHTW buộc phải thay đổi chính sách, nâng lãi suất sớm hơn dự kiến nhằm ngăn chặn giá cả leo thang. Môi trường đình lạm (tăng trưởng kinh tế đình trệ trong khi lạm phát tăng cao) là một thách thức đối với các NHTW. Theo Bloomberg, điều đó tạo ra mối đe dọa lớn cho quá trình phục hồi vốn đã không chắc chắn của kinh tế thế giới. Đằng sau tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng là một mạng lưới giao thông quá tải, tình trạng thiếu lao động và giá cả hàng hóa tăng vọt, cộng thêm chiến tranh Nga-Ukraine đã làm cho nó trầm trọng thêm.

Một số quan điểm cho rằng do cuộc chiến Nga-Ukraine nên Fed và các NHTW khác cần thay đổi lại chính sách của mình, quay trở lại nới lỏng tiền tệ để thúc đẩy kinh tế từ đó sẽ một lần nữa tiếp thêm nhiên liệu cho thị trường tài chính. Quan điểm cũng cho rằng khủng hoảng kinh tế tài chính 2008, Fed và các NHTW toàn cầu cũng bơm tiền như ào ạt nhưng lạm phát hầu nhưng không đạt được mục tiêu trong hơn một thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, thời điểm đó Fed chủ yếu chỉ bơm tiền vào hệ thống tài chính, cụ thể là các ngân hàng để giải quyết các khoản nợ xấu dưới chuẩn, còn giai đoạn 2020 tới nay tiền được bơm trực tiếp vào nền kinh tế thậm chí đưa đến tận tay người tiêu dùng (tiền trực thăng), do đó đã kích hoạt lạm phát mạnh hơn .

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Lạm phát cao đáng sợ như thế nào?

Lạm phát trong thời kỳ kinh tế bùng nổ khác với lạm phát trong thời kỳ kinh tế tồi tệ. Khi nền kinh tế đang co lại, lợi nhuận và doanh thu thường giảm ngay cả khi không có lo ngại về lạm phát. Vì vậy khi lạm phát diễn ra khắp nơi và lây lan không kém gì dịch COVID-19 như hiện nay thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Các doanh nghiệp và người tiêu dùng bị tác động trực tiếp nhất khi chi phí đầu vào của họ không chỉ tăng cao mà còn tăng nhanh. Ngoài ra, chi phí vay mượn cũng tăng sẽ dễ làm cho nợ xấu gia tăng và người ta phải hạn chế sử dụng đòn bẩy, từ đó nhiên liệu cung cấp cho nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ suy giảm.

Lạm phát rõ ràng làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập khi mà mọi người buộc phải tiết kiệm nhiều hơn, chi tiêu ít hơn dẫn đến doanh số của các doanh nghiệp và thu nhập người lao động sụt giảm.

Ngoài ra, niềm tin của người tiêu dùng bị xói mòn do những lo ngại về điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Điều đặc biệt lớn nhất sau giai đoạn thị trường chứng khoán, bất động sản và cả tài sản số nhảy vọt, nhiều nhà đầu tư kiếm tiền có vẻ rất dễ dàng nhưng vì lạm phát quá cao sẽ tạo cho họ thấy rằng bản thân thực sự không giàu như mình tưởng. Vì vậy ngay cả những người giàu có cũng sẽ phải thắt lưng buộc bụng một khi lạm phát quá cao.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Tồn tại và kiếm tiền khi bất ổn, lạm phát cao

Trong tình huống như vậy thì dòng tiền thường sẽ được rút khỏi các nhóm rủi ro như chứng khoán, bất động sản… chuyển sang các kênh an toàn, trú ẩn truyền thống cho dòng tiền như vàng, trái phiếu, bảo hiểm, tiết kiệm… Tuy vậy, trọng tâm chính là hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực nhưng vẫn có thể gia tăng tài sản cùng sự thanh khoản. Như vậy, nhà đầu tư cần phải nắm giữ được những tài sản ít bị tác động hoặc tác động ngược (thị trường xuống giá thì các tài sản trên lại tăng ngược dòng).

Thị trường chứng khoán là kênh bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh nhất do gắn liền với kinh tế. Ngoài ra nắm giữ chứng khoán hầu như chỉ có lợi nhuận từ việc tăng giá, còn cổ tức, thưởng cổ phiếu… thị giá sẽ bị điều chỉnh do yếu tố pha loãng. Mặc dù vậy, vẫn có những tài sản đi ngược như cổ phiếu năng lượng, nguyên vật liệu, hàng thiết yếu… đã tăng như vũ bão nhờ giá dầu, giá than, sắt thép cùng nhiều loại hàng hóa khác gia tăng. Hoặc các sản phẩm như trái phiếu thường được ưa chuộng ở những tình huống như vậy. Nhà đầu tư cần có kỹ năng phân tích về dòng tiền để có thể ngược chiều thị trường.

Bất động sản tương tự như chứng khoán, là một kênh rủi ro và gặp ảnh hưởng tiêu cực do lạm phát, đồng thời không đa dạng được nhiều nhóm như chứng khoán. Tuy nhiên về dài hạn, đất chật người đông thì những thời điểm xấu là cơ hội để có những vị trí tốt với giá hấp dẫn. Bên cạnh giá bất động sản còn có thể cho thuê kiếm lãi bù đắp.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Vàng được hưởng lợi nhiều khi bất ổn và lạm phát cao, minh chứng 3 tháng đầu năm nay thì vàng là kênh tăng trưởng tốt nhất và còn có thể tăng cao hơn nữa trong suốt năm và cả năm tới. Nhiều dự báo kỳ vọng giá có thể vượt đỉnh lịch sử 2,075 USD/oz ngay trong năm nay, vì thế vàng rất tiềm năng trong năm 2022. Tuy vậy giữ vàng thường không sinh lãi, cũng khó mà đem cho thuê được. Vì thế, vàng sẽ gặp bất lợi khi kinh tế ổn định, các kênh mạo hiểm như bất động sản, chứng khoán… tăng điểm và lạm phát được kiểm soát tốt. Do đó, vàng chỉ nên nắm giữ với tỷ lệ vừa phải trong danh mục của mỗi nhà đầu tư mà thôi nhưng có thể tăng thêm tỷ trọng khi kinh tế bất ổn, lạm phát kèm lãi suất cao.

Tuy vậy, với xu hướng tiến lên thời đại 4.0 thì việc số hóa việc đầu tư và tự động hóa tài chính cần được áp dụng để tối ưu hiệu quả kinh doanh ngay cả việc lượm bạc cắc cũng trở nên chính xác hơn. Chẳng hạn với gửi tiết kiệm nhà đầu tư có thể tự động gửi online lấy lãi mỗi khi có khoản thu nhập nào đó và tự động gộp lãi các khoản với nhau để có thể nhận lãi kép. Hiện nay trên hệ thống online của nhiều định chế tài chính đã có khá nhiều công cụ đầu tư tự động, tự động hóa lợi tức, từ an toàn cao đến rủi ro cho nhà đầu tư.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

 

Với tài sản số và tiền tệ kỹ thuật số thì có thể dùng cách thức gửi tiết kiệm với lãi suất linh hoạt hoặc cố định, đặt cọc nhận thưởng, canh tác nhận lãi hoặc nhận lợi tức bằng cách cung cấp thanh khoản cho các bể thanh khoản.

Còn các kênh đầu tư truyền thống cũng như kỹ thuật số thì nhà đầu tư có thể dùng công cụ tự động đầu tư đa dạng, đơn giản dễ hiểu nhất là tự động đầu tư theo DCA (bình quân giá chi phí đầu tư theo thời gian) bằng cách tự thực hiện các lệnh mua/bán dựa theo các dấu hiệu, ngưỡng hỗ trợ - kháng cự đã được cài đặt hoặc theo các mốc thời gian dựa trên thu nhập (như lương hàng tháng, thu nhập hàng tuần được trích ra theo tỷ lệ để DCA). Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng hình thức cho vay tài sản lấy lãi hoặc tự gộp lãi hàng ngày lại với nhau… tài sản này hoán đổi tài sản khác để nhận lãi kép…

 

Cuối cùng nếu bạn sống trong giới hạn những gì mình kiếm được, bất ổn và lạm phát cao sẽ không có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của bạn và chúng ta không cần thay đổi quá nhiều trong cách sống của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể sẽ phải tạm ngừng những khoản mua sắm lớn, đặc biệt với những tài sản bị đầu cơ quá mức hay có hiện tượng FOMO. Do đó hãy thực hiện tiết kiệm và đầu tư một cách khôn ngoan. Điều này sẽ giúp mọi người tồn tại và vượt qua thử thách.

Quảng cáo của bên thứ 3. Không phải là đề nghị hoặc khuyến nghị của Investing.com. Xem miễn trừ trách nhiệm ở đây hoặc loại bỏ quảng cáo .

Phan Dũng Khánh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.