Theo Hoang Nhan
Investing.com - VN Index bắt đầu chững lại khi tiến đến kháng cự 1,400 điểm. Thị trường đang ghi nhận khối lượng cũng như thanh khoản được cải thiện đáng kể sau nhiều phiên tăng điểm trong nghi ngờ. Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết tích cực cũng như các chính sách nới lỏng kinh tế và đầu tư công trong quý 4 được xem là động lực chính để VN-Index trở lại chuỗi ngày tăng điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,71 điểm (0,05%) lên 1.394,8 điểm. Toàn sàn có 175 mã tăng, 228 mã giảm và 58 mã đứng giá. HNX tăng 1,34 điểm (0,36%) lên 375,68 điểm. Toàn sàn có 101 mã tăng, 122 mã giảm và 62 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 98,81 điểm. Toàn sàn có 157 mã tăng, 141 mã giảm và 77 mã đứng giá.
Thanh khoản toàn thị trường ngang với phiên đầu tuần ở mức 27,127 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch đạt 974 triệu cổ phiếu. Sàn HoSE ghi nhận thanh khoản 22.1 nghìn tỷ đồng. Trong đó giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 1.9 nghìn tỷ đồng.
Khối ngoại quay trở lại trạng thái bán ròng, tuy vậy giá trị bán ở mức thấp, chỉ đạt 42.04 tỷ đồng trên HoSE và 11.49 tỷ đồng trên HNX. Các mã bị bán ròng mạnh nhất trên HoSE có: (HM:HPG), (HM:GMD), (HM:VNM), (HM:GVR),... Ở chiều ngược lại, các mã được mua ròng nhiều nhất có (HM:FMC), (HM:VRE), (HM:MBB), (HM:GAS),...
Sau 6 phiên tăng điểm liên tiếp, đà tăng của VN-Index đang có dấu hiệu chững lại trong phiên tăng điểm thứ 7 khi tiến đến kháng cự 1,400 điểm. Thị trường hưng phấn từ đầu phiên sáng và nhanh chóng điều chỉnh ở kháng cự tâm lý 1,400 điểm. Điểm sáng là lực bán chốt lời diện rộng không xuất hiện và lực mua đối ứng vẫn khá tốt tại vùng 1,390 điểm. Về mặt kỹ thuật, VN-Index đang đang vượt ra khỏi Bollinger Bands, đồng thời chỉ báo Stochastic đã cho tín hiệu quá mua và đang đảo chiều. Việc chỉ số suy yếu trong phiên cũng ủng hộ một kịch bản điều chỉnh hoặc đi ngang trong phiên ngày mai.
VIC (HM:VIC) (+1.1%) là cổ phiếu có tác động tích cực nhất khi góp hơn 1 điểm tăng cho chỉ số. Cùng với VIC, các mã MWG (HM:MWG) (+2%), DGC (HM:DGC) (+5.4%), BID (HM:BID) (+0.6%) đều là những mã có đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho thị trường. Trong khi đó, VCB (HM:VCB) (-0.5%), MSN (HM:MSN) (-1%), NVL (HM:NVL) (-1%) là những mã có tác động tiêu cực nhất.
Giá dầu thế giới tăng mạnh lên mức cao nhất trong nhiều năm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10, giá dầu Brent tăng lên 83.65 USD/thùng (+1.5%). Hưởng ứng diễn biến giá dầu thế giới, các cổ phiếu nhóm dầu khí trong nước cũng có phiên giao dịch khởi sắc. Các cổ phiếu tăng mạnh nhất có POS (+7.3%), BSR (+4.1%), PVD (HM:PVD) (+3.8%), PVC (HN:PVC) (+3.2%),...
Nhóm chứng khoán giảm nhẹ do các cổ phiếu lớn đều ghi nhận sắc đỏ như SSI (HM:SSI) (-1.2%), VND (HM:VND) (-0.8%), VCI (HM:VCI) (-0.6%), FTS (HM:FTS) (-0.3%),.. trong khi đó các cổ phiếu có thị giá thấp hơn lại nổi lên như BMS (+8.4%), VIX (+3.6%), APG (+2.7%),...
Nhóm cổ phiếu họ Louis sau chuỗi giảm điểm liên tiến đã có diễn biến mới khi nhiều cổ phiếu bắt đầu tăng trần trở lại như VKC (+9.9%), BII (9.8%), TDH (+6.6%),... sau khi có thông tin tổng giám đốc của VKC đăng ký mua 1 triệu cp VKC từ ngày 13/10 - 09/11/2021. TGG là cổ phiếu duy nhất trái chiều trong nhóm khi vẫn tiếp tục ở trạng thái “xanh lơ”. Tính từ đỉnh ngày 22/9, TGG đã giảm hơn 63% sau chưa đầy 1 tháng.
Theo SSI Research, mặc dù nhu cầu than toàn cầu trong 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng giá than trung bình thế giới đã tăng mạnh 110% so với cùng kỳ và 75% so với đầu năm, qua đó thiết lập mức kỷ lục trong lịch sử. SSI Research cho biết giá than nội địa không đồng pha với giá than thế giới do chính sách quản lý giá ở Việt Nam với chỉ 2 đơn vị được phép khai thác và bán than là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc. Theo đó, giá than chỉ điều chỉnh khi có mức tăng lớn về chi phí sản xuất và thường chỉ diễn ra 3 - 4 năm/lần. Trong năm 2021, mới chỉ có giá than cho sản xuất xi măng điều chỉnh tăng 9% trong tháng 8, còn giá than cho nhiệt điện vẫn giữ nguyên. SSI Research ước tính giá than năm 2021 dự kiến sẽ chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Về phía nhập khẩu, giá than nhập khẩu của Việt Nam tăng đồng pha với thế giới, với mức tăng trung bình 83% trong 9 tháng đầu năm 2021. Trong bối cảnh giá than tăng mạnh, SSI Research đánh giá các ngành công nghiệp ở Việt nam sẽ bị ảnh hưởng chính bao gồm nhiệt điện, xi măng, luyện kim và phân bón.