Sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán New York đã khiến nhiều loại tiền tệ giao dịch ở mức giá cao hơn vào sáng nay. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đã tăng hơn 1.000 điểm cơ bản, tương đương với 6,5%. Trong thị trường thông thường, sự tăng trưởng nói trên sẽ được coi là một động thái rất lạc quan, nhưng khi thị trường đang sụt giảm như hiện nay, chúng tôi coi đây chỉ đơn thuần là một phiên phục hồi ngắn hạn. Nguyên nhân của sự phục hồi này đến từ việc Nhà Trắng đang dự thảo đưa ra phương án phòng chống dịch bệnh mới. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã phát biểu trên kênh CNBC sáng nay, “Khả năng dự thảo mới đạt được sự đồng thuận là rất cao.”
Các nhà đầu tư cảm thấy phấn khích hơn khi nghe tin G7 cam kết sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để phục hồi niềm tin của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo vệ công ăn việc làm và kinh doanh. Điều này bao gồm các cam kết sau:
- Cung cấp kinh phí cần thiết để phòng chống dịch COVID-19
- Cung cấp hỗ trợ song phương và đa phương để tăng cường nỗ lực phòng ngừa của chính phủ nước ngoài
- Cung cấp tài chính để giúp nền kinh tế các nước phục hồi thông qua việc hỗ trợ thanh khoản và mở rộng tài khóa
- Duy trì chính sách mở rộng
- Giải phóng vốn khả dụng và cung cấp bộ đệm thanh khoản
- Kêu gọi các nước sản xuất dầu hỗ trợ thúc đẩy ổn định kinh tế
- Hỗ trợ IMF và Ngân hàng Thế giới. Sẵn sàng đóng góp nguồn lực để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh COVID-19
Tổng thống Donald Trump cũng hứa hẹn sẽ cung cấp đầy đủ máy thở cho New York. 3M (NYSE: MMM) và các nhà doanh nghiệp khác đang sản xuất thêm mặt nạ, trong khi các phòng thí nghiệm đang tăng cường thử nghiệm các phương pháp phòng chống virus khác nhau. Dữ liệu sản xuất từ Mỹ, Eurozone và Vương quốc Anh cho thấy sự thực không quá đáng sợ như các nhà đầu tư lo ngại.
Những thông tin khả quan nói trên đã mở đường cho sự phục hồi của đồng euro, bảng Anh và các loại tiền tệ khác. USD/JPY đã tăng trở lại từ 110.10 lên mức cao trên 111,00, trong khi USD /CAD tăng vọt từ 1.4380 lên 1.4520 trước khi cổ phiếu mở cửa giao dịch. Đồng đô la Mỹ vẫn duy trì ở mức rất cao do thiếu nguồn cung và nhu cầu cao.
Dựa trên phân tích kĩ thuật, đồng euro, đồng bảng Anh và đô la Úc đang có dấu hiệu chạm đáy. Tuy nhiên, việc chỉ số PMI tổng hợp của Đức giảm từ 50,7 xuống 37,2, chỉ số Eurozone giảm từ 51,6 xuống 31,4 và chỉ số Composite của Anh giảm từ 53 xuống 37,1 cho thấy vùng kháng cự của các loại tiền tệ nói trên sẽ còn ở mức thấp hơn. Trong khi đó, chỉ số Markit PMI của Mỹ giảm từ 42 xuống 39,1, một mức giảm khá khiêm tốn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần phải thận trọng sau cảnh báo từ Nhà Trắng cho rằng virus Corona có tỷ lệ tấn công là 1/1.000 ở New York. Các số liệu khác, bao gồm doanh số bán nhà, PMI tổng hợp và PMI ngành dịch vụ giảm mạnh ở nước ngoài, cho thấy nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào lúc này. Dữ liệu trên quy mô toàn cầu sẽ còn tồi tệ hơn, dấy lên lo ngại về thiệt hại đối với nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo về số lượng người thất nghiệp của Mỹ vào thứ Năm cho thấy số lượng người thất nghiệp đã vượt quá 1,5 triệu người. Nếu con số nói trên đạt 2 triệu, giá cổ phiếu và tiền tệ có thể giảm xuống một mức thấp mới. Trừ khi số ca nhiễm virus mới giảm mạnh, thử nghiệm đạt kết quả khả quan và vắc-xin đã được chế tạo thành công, cam kết mở cửa lại nền kinh tế trong thời gian ngắn của Tổng thống Donald Trump là cực kì nguy hiểm. Tất cả biện pháp trên sẽ rất khó để đạt được nếu chính phủ không tạo điều kiện và gây cản trở trong quá trình phòng chống virus.
Số liệu về thương mại của New Zealand, lạm phát của Anh và số lượng hàng hóa lâu bền của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư. Số liệu thương mại tháng hai của New Zealand có thể không cho thấy nhiều tác động của COVID-19 khi chỉ số PMI ngành sản xuất tăng. Giá cả tại Anh có thể tăng do thiếu hụt nguồn cung sản xuất và dịch vụ. Trái lại, chỉ số của ngành hàng hóa lâu bền tại Mỹ có thể giảm mạnh.
Nhà đầu tư đang mong đợi những động thái tích cực hơn từ chính phủ các nước trên thế giới. Mọi con mắt đều tập trung vào gói kích thích kinh tế sắp tới từ Washington. Phương án hỗ trợ các ngành công nghiệp của Mỹ cũng đang được bàn bạc. Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB đang xem xét việc mua cổ phiếu ETF. Đức sẵn sàng thảo luận về việc phát hành trái phiếu chung. Tuy nhiên, các động thái nói trên sẽ chỉ có tác động đến nền kinh tế trong một thời gian ngắn.