Thị trường tiền tệ ngày 20/3/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
USD bị bán mạnh so với các loại tiền tệ chính khác do dự báo dot-plot của Fed cho thấy 11 trong số 15 nhà hoạch định chính sách Mỹ không còn tin rằng việc tăng lãi suất là cần thiết trong năm nay. Đối với quyết định lãi suất lần này, nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế kỳ vọng sẽ giảm từ 2 lần tăng xuống 1 lần tăng, nhưng Fed quyết định sẽ không tăng lãi suất trong năm nay - thay đổi đột ngột cho thấy mức độ quan ngại của Fed. Theo tuyên bố chính sách tiền tệ, một số vấn đề gồm lạm phát, chi tiêu nhà ở chậm lại và đầu tư doanh nghiệp. Khi ngân hàng trung ương cảm thấy rằng thị trường lao động vẫn tốt và lượng việc làm ổn định, lạm phát giảm mạnh hơn dự kiến khiến họ quyết định sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách từ nay đến cuối năm. Chủ tịch Fed cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn đang ổn và sẽ tăng trưởng ổn định trong năm 2019, nhưng đàm phán thương mại, Brexit, thuế quan Châu Âu, thâm hụt kép và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn tạo ra nhiều rủi ro đối với tăng trưởng. Cho đến khi bất ổn tạm lắng lại, Powell cho rằng “đây là thời điểm tốt đối với Fed nếu họ tiếp tục kiên nhẫn, theo dõi và chờ đợi". Mặc dù Chủ tịch Fed kết thúc bài phát biểu trong tinh thần lạc quan, các thông tin cũng bị ảnh hưởng do dự báo lãi suất, GDP và lạm phát thấp hơn. Chúng tôi kỳ vọng USD sẽ giảm sâu hơn và cặp USD/JPY sẽ đóng cửa dưới đường SMA 20 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 1, kéo dài đà giảm xuống 110.
Trong khi đó, nhà đầu tư đồng Bảng khá thất vọng khi Thủ tướng May yêu cầu EU sẽ chỉ gia hạn Brexit trong thời gian ngắn đến 30/6. Trong bức thư với Chủ tịch uỷ ban Châu Âu Donald Tusk, bà nói rằng bà không muốn trì hoãn Brexit thêm nữa. Do đó, rõ ràng bà muốn có một cuộc bỏ phiếu lần 3 sau khi Chủ tịch Hạ viện và EU đều đã cảnh báo trước đó, phải có những thay đổi rõ rệt trong thoả thuận Brexit. Bà đang gây nhiễu với thoả thuận bị từ chối trước đó 2 lần và sự hỗn loạn trong cả Nghị viện và EU. Nghị viện cố gắng nắm giữ quyền kiểm soát quá trình Brexit và theo Bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp, nếu bà May không đảm bảo thoả thuận Brexit được thông qua, yêu cầu gia hạn sẽ bị bác bỏ. EU rất rõ ràng về việc Thoả thuận Brexit sẽ không được bắt đầu lại trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì vậy lựa chọn duy nhất của bà là tìm kiếm sự ủng hộ từ trong nước. Yêu cầu dù có chậm đến mức nào, họ cũng không thể quyết định trong cuộc họp ngày thứ 5. Chủ tịch EU Junker đưa ra khả năng về một cuộc họp khẩn cấp vào tuần tới trước hạn cuối ngày 29/3 để quyết định liệu yêu cầu gia hạn có được chấp thuận hay không. Họ không hài lòng nếu không có thoả thuận và cho rằng bà May sẽ không nhận được ủng hộ trong 2 tháng tới. Triển vọng đối với đồng Bảng vẫn khá phức tạp do EU đang chuẩn bị tâm lý về khả năng Brexit không có thoả thuận và tin đồn xung quanh khả năng từ chức của bà May.
Không có thông tin nào là tích cực đối với Ngân hàng Anh, bỏ qua việc tăng trưởng tiền lương và giá tiêu dùng. Mọi thứ đang nghiêng về khả năng sẽ đạt được thoả thuận, nhưng với hạn chót ngày 29/3 trôi qua mà không có thoả thuận, BoE sẽ phải cảnh báo về khả năng thị trường bị gián đoạn và nhấn mạnh rằng nhà đầu tư cần thận trọng. Trong cuộc họp trước, BoE cho rằng năm nay là năm tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. BoE hạ dự báo GDP và lạm phát năm 2019 và bày tỏ quan ngại về vấn đề tăng trưởng và bất ổn Brexit. Dữ liệu kinh tế cải thiện cũng không giúp giảm đi những bất ổn. Chúng tôi cho rằng cặp GBP/USD sẽ giảm xuống ngưỡng 1,30.
Ngân hàng Thuỵ Sỹ cũng công bố chính sách tiền tệ nhưng sự ảnh hưởng đến đồng Franc còn hạn chế. Đô la New Zealand và Đô la Úc sẽ bị ảnh hưởng bởi báo cáo Q4 GDP của New Zealand và báo cáo việc làm của Úc. Số liệu dự kiến sẽ được cải thiện do thương mại và chi tiêu tiêu dùng của New Zealand tăng từ cuối năm ngoái. Tăng trưởng việc làm ở Úc cũng vượt kỳ vọng với các chỉ số PMI cho thấy điều kiện thị trường lao động cải thiện trong ngành dịch vụ, sản xuất và xây dựng.