Đồng đô la Mỹ giao dịch thấp hơn so với tất cả các loại tiền tệ châu Âu vào thứ ba trước thông báo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Các nhà đầu tư đã chốt lãi từ các giao dịch rủi ro khi chỉ số công nghiệp đóng cửa trong sắc đỏ lần đầu tiên sau 8 ngày giao dịch. TTCP & tiền tệ bêta cao đã có 1 đợt tăng giá rất mạnh trong những tuần qua, vì vậy hành động chốt lời của NĐT không có gì lạ nhất là khi nhiều sự kiện lớn sắp được công bố có thể đem đến rủi ro cao. Đồng Đô la Mỹ sẽ biến động rất mạnh vào ngày mai nhưng không ai biết được xu hướng là gì vì đồng tiền này giao dịch yếu hơn so với đồng Yên của Nhật Bản và đồng Franc của Thụy Sĩ nhưng lại cao hơn các đồng tiền lớn khác. Tuy nhiên, động thái của Đô la Mỹ sẽ nhất quán hơn vào ngày mai và là đồng tiền nổi bật nhất TT ngoại hối. Dựa trên diễn biến giá mới nhất, các nhà đầu tư có vẻ không mong đợi nhiều từ FED. FED dự kiến sẽ không thay đổi lãi suất hoặc tăng nới lỏng định lượng nhưng FOMC vẫn sẽ là 1 động lực lớn cho tiền tệ và chứng khoán.Dưới đây là 3 điều mà các NĐT nên theo dõi vào thứ 4:
- Biểu đồ lãi suất: Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của FOMC là dự báo lãi suất được thể hiện qua biểu đồ chấm. Lần cuối cùng biểu đồ này được công bố là vào tháng 12, cuộc họp tháng 3 đã bị hủy bỏ. Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách dự kiến lãi suất sẽ không thay đổi cho đến năm 2021. Tất nhiên, lãi suất đã cao hơn nhiều so với hiện tại vì vậy ít nhất là chúng ta có thể dự đoán đc lãi suất tương lai sẽ thấp hơn. Tuy nhên câu hỏi lớn là các nhà hoạch định chính sách sẽ giữ lãi suất thấp này trong bao lâu. Có thể mức lãi suất này sẽ được duy trì đến hết năm 2021 nhưng có tiếp tục đến hết năm 2022 hay không. Thời hạn lãi suất thấp càng dài thì càng tác động tiêu cực đến lợi suất trái phiếu & Đô la Mỹ.
- Dự đoán kinh tế: Đã sáu tháng kể từ khi dự đoán kinh tế cuối cùng của FED ra mắt. Hôm thứ hai, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia xác nhận rằng nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái vào tháng hai. Dự đoán tăng trưởng của cả năm 2020 có lẽ cũng rất xấu nhưng các NĐT đã chuẩn bị cho điều đó. Họ sẽ quan tâm hơn đến thời điểm dự đoán sẽ có hồi phục. Mặc dù bảng dưới đây cho thấy sự suy thoái trên diện rộng trong nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ cuộc họp tháng 4. Các biện pháp gần đây, đặc biệt là các báo cáo về việc làm và sản xuất, đã cho thấy sự cải thiện nhất quán. Nền kinh tế Hoa Kỳ đang trên đường phục hồi nhưng sẽ mất từ 9 đến 12 tháng, hay hai đến ba năm? Phục hồi càng nhanh sẽ càng tốt cho đồng Đô la Mỹ.
- Triển vọng và hướng dẫn của chủ tịch Powell: Mảnh ghép thứ 3 trong bức tranh của cuộc họp kỳ này sẽ là hướng dẫn của chủ tịch FED Jerome Powell về triển vọng sắp tới. Chắc chắn rằng chính sách của ông Powell sẽ vẫn ưu đãi và tạo thuận lợi cho nền kinh tế trong tương lai gần. Nhưng liệu ông ta có tin rằng kịch bản tồi tệ nhất đã xảy ra giống như những người đồng cấp khác trên thế giới hay không? Liệu ông ta có thấy xu hướng hồi phục của nền kinh tế trong nửa cuối năm nhờ tín hiệu lạc quan của TT lao động hay không? Ông ta có lo lắng về đợt bùng phát dịch bệnh thứ 2 hay không? Lãi suất thấp và thanh khoản dồi dào là chất xúc tác chính cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán và kinh tế. Bất kỳ phát biều nào của ông Powell cho thấy môi trường lãi suất thấp sớm kết thúc có thể khiến đồng bạc xanh giảm giá và chứng khoán giảm mạnh. Hơn ai hết ông Powell ý thức được điều này.
Thông báo chính sách tiền tệ và dự báo của FED sẽ diễn ra lúc 2 giờ chiều theo giờ miền Đông Hoa Kỳ, sau đó là cuộc họp báo với ông Powell. Chắc chắn đồng Đôla sẽ dao động rất mạnh khi dự báo lãi suất và kinh tế được công bố. Chúng tôi tin rằng triển vọng ban đầu sẽ rất u ám và ảnh hưởng tiêu cực đến đồng Đô la nhưng Powell sẽ bớt bi quan hơn và chỉ ra những dấu hiệu hồi phục kinh tế và nhờ đó làm chậm đà suy yếu của Đô la. Những đồng tiền có thể hưởng lợi từ sự suy yếu của Đôla Mỹ là Yên Nhật, Đô la Canada, Úc và New Zealand. Những đồng tiền bị ảnh hưởng mạnh nhất nếu như Đô la Mỹ hồi phục là những đồng tiền có bê ta cao như Euro và bảng Anh.
