- Các chỉ số chính của Mỹ tăng trong tuần; chỉ số S&P500 cao hơn 2,4% so với mức kỷ lục
- Chỉ số Russell 2000 chịu áp lực, cho thấy vấn đề chiến tranh thương mại có lẽ đã tạm lắng lại
- Nhà đầu tư chuyển hướng sang những công ty vốn hoá lớn
- Giá dầu trở lại trên ngưỡng 70 USD
- USD chịu áp lực giảm
Thị trường dường như đang được sắp xếp để tăng trưởng kinh tế thêm sau đượt cắt giảm thuế kỷ lục nhất trong lịch sử. Trong tâm lý đó, nhà đầu tư đã đẩy mạnh lực mua cổ phiếu trên thị trường Mỹ tuần thứ 2 liên tiếp. Chỉ sô Dow kết thúc tuần tăng 0,38%, chỉ số S&P 500 tăng 0,11% trong khi chỉ số NASDAQ Composite chỉ tăng nhẹ 0,03%.
Dữ liệu kinh tế tích cực càng củng cố hi vọng cho mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới. Một số báo cáo của công ty JPMorgan Chase (NYSE:JPM) và Citigroup (NYSE:C) thứ 6 tuần trước đưa ra triển vọng tích cực đối với các ngân hàng lớn. Khi chúng tôi chuẩn bị giao dịch trong tuần tới, hầu hết các cổ phiếu chỉ cách vài phần trăm so với mức cao kỷ lục của họ.
Quan ngại về thương mại?
Chỉ số S&P 500 ngày thứ 6 được các cổ phiếu ngành Hàng tiêu dùng thiết yếu, tăng 0,65% dẫn dắt, cho thấy nhà đầu tư vẫn còn khá cẩn trọng đối với chiến tranh thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, mức tăng của ngành này theo sát các ngành tăng trưởng khác như ngành Năng lượng, tăng 0,53% và quan trọng hơn, ngành Industrials, tăng 0,52%. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang tăng lên trong bối cảnh các ngành đó đang bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh thương mại.
Chỉ số chuẩn tăng 2,6% theo tuần, tăng tuần thứ 2 liên tiếp và đạt mức đỉnh cao hơn, kéo dài xu hướng tăng kể từ đáy thấp trong tháng 2, đạt mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 2/2, chỉ cách 2,6% dưới mức cao kỷ lục ngày 29/1.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones diễn biến vượt trội so với chỉ số S&P 500 trong phiên thứ 6, do những lo ngại về thương mại giảm. Như vậy, nó đã mô phỏng chỉ số công nghiệp SPX. Chỉ số Dow tăng 2,4% trong tuần, chỉ cách 6,4% so với mức cao kỷ lục hồi ngày 26/1.
Chỉ số NASDAQ Composite tăng cao trong ngày thứ 6. Nó đã tăng 0,41% trong tuần. Giá ngày thứ 6 đã hình thành cây nến Doji, cho thấy đà tăng có vẻ đã mất dần động lực. Chênh lệch giữa diễn biến giá ngày thứ 5 và thứ 6 cũng thiết lập điều này cho một cây nến Evening Doji, mô hình thể hiện bên bán đang chiếm ưu thế.
Điều này cũng có nhiều khả năng xảy ra nếu chênh lệch giá phiên hôm nay giảm; tương tự, giá đóng cửa nằm sâu bên trong cây nến ngày thứ 5 cũng là một dấu hiệu khác (giá nằm giữa giá mở và giá đóng, không bao gồm chân nến – mức cao thấp dao động trong ngày) cho thấy nó đã được giao dịch với khối lượng lớn.
Chỉ số Russell 2000 đã đi ngược xu hướng tăng. Nó đã giảm 0,2% trong ngày thứ 6. Chỉ số gồm các công ty vốn hoá nhỏ cũng đã giảm 0,32% theo tuần, nhưng đã tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên ngày thứ 3, tuy nhiên vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Về mặt kỹ thuật, diễn biến giá theo tuần đã hình thành một cây nến Doji, xác nhận đường kháng cự của một 1 cây Doji 3 tuần trước đó hồi giữa tháng 6, điều là trung tâm của một mô hình Evening Star giảm giá.
Trong khi tình hình thương mại toàn cầu vẫn còn là điểm nhấn, với tiềm năng đối với một loạt các chính sách thuế quan nhắm vào 200 tỷ USD hàng hoá trung quốc, áp lực đối với các công ty vốn hoá nhỏ vẫn là một tín hiệu tích cực. Lý do duy nhất khiến chỉ số Russell có diễn biến vượt trội là do chỉ số này gồm toàn những công ty niêm yết vốn hoá nhỏ, với tăng trưởng của những công ty này chỉ phụ thuộc vào doanh số bán hàng nội địa, không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.
Nếu xu hướng quay ngược lại và các cổ phiếu nội địa bắt đầu mất động lực, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang dần vượt qua cuộc chiến thương mại. Nếu điều đó xảy ra, chỉ số Dow sẽ trở thành người chiến thắng lớn nhất do nó đã được cho là định giá thấp hơn trong câu chuyện về chiến tranh thương mại do bị ảnh hưởng tâm lý.
Tuy nhiên, ngay cả khi những đòn thuế quan mới trực tiếp chống lại Trung Quốc vẫn còn đó, sẽ mất thời gian để chúng có hiệu lực ngay lập tức. Các ý kiến công khai và những phiên điều trần về vấn đề này dự kiến diễn ra vào ngày 20-23/8, đi cùng với một quyết định trong tháng 9. Điều này khiến nhà đầu tư có thời gian để tập trung vào những điều quan trọng hơn.
Với những yếu tố cơ bản kinh tế cơ bản vẫn khá tích cực và kết quả kinh doanh công ty vẫn tăng trưởng tốt, các vấn đề chiến tranh thương mại có lẽ sẽ tạm lắng lại. Từ quan điểm hiện tại, tác động của cuộc chiến này vẫn khá gây tranh cãi và bất kỳ số liệu giả định nào về hậu quả của nó thì vẫn chỉ là phỏng đoán.
Điều này không có nghĩa là căng thẳng ngoại giao leo thang sẽ không khiến thị trường biến động. Thật ra, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu thị trường diễn biến như vậy. Nhà đầu tư dài hạn cần phải theo dõi lợi nhuận của việc mua và nắm giữ, do chúng tôi vẫn nghiêng về khả năng giá sẽ tăng. Đồng thời, nhà đầu tư ngắn hạn sẽ có một môi trường với nhiều giao dịch lướt sóng, tốt nhất là mua trong nhịp giảm và trong xu hướng tăng.
Tin tuần tới
Các mốc thời gian đều theo giờ EDT
Chủ Nhật
22:00: Trung Quốc – GDP (Q2): dự kiến tăng 6,7% theo năm từ mức 6,8% theo năm và 1,4% theo quý.
Kết quả này sẽ càng gây áp lực trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chúng tôi đã nói rằng Mỹ đang “thắng thế” trong cuộc chiến này trong bối cảnh tài sản của họ đang tăng lên, trong khi tài sản của Trung Quốc đang giảm dần. Điều này bao gồm chỉ số chuẩn Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đang ở trong xu hướng giảm và đồng Tệ đã đạt mức thấp nhất trong 11 tháng. Các nhà kinh tế học Chính phủ do đó có thể bị nghi ngờ tạo ra một bất ngờ tích cực vì dữ liệu của Trung Quốc vẫn không được cho là thực sự chính xác.
Cặp USD/CNY không vượt qua đỉnh của tháng 9 những đóng cửa phía trên đó – đây là tín hiệu tích cực. Như vậy, nó đã đóng cửa trên đường 100 WMA, sau khi vượt trên đường 100 và 200 WMA 3 tuần trước. Tuy nhiên, lưu ý rằng chữ thập chết chóc (Death Cross) trong một vài tuần trước, chỉ số 50 WMA đã cắt dưới đường 200 WMA.
Thứ 2
8:30: Mỹ – Doanh số bán lẻ (tháng 6), Chỉ số sản xuất Empire State (tháng 7): doanh số dự kiến tăng 0,6% theo tháng từ mức 0,8% và chỉ số giảm từ 25 xuống 22,75.
Chỉ số USD giảm 0,22% ngày thứ 6, hình thành cây nến shooting star. Tuy nhiên, nó đã tăng 0,7% trong tuần do quan ngại về chiến tranh thương mại và phát biểu của Tổng thống Donald Trump đối với các nước khác trong chuyến đi Châu Âu của ông.
Về mặt kỹ thuật, USD đã tích luỹ kể từ 30/5. Nếu chỉ số này trong phiên thứ 6 giảm xuống dưới ngưỡng 94,00, chúng có thể cắt đường kháng cự của mô hình Đỉnh đầu vai – được “bảo vệ” bởi đường 50 DMA (màu xanh lá cây). Trong khi đó, đường 100 DMA (màu xanh nước biển) đang cố gắng tăng lên và cắt đường 200 DMA (màu đỏ). Thất bại sẽ khiến diễn biến càng tiêu cực đối với nhà đầu tư.
Thứ 3
4:40: Anh – Dữ liệu việc làm: May tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,2% lên 4,3%, đơn xin thất nghiệp tháng 6 tăng từ -7,7K lên 11K, thu nhập trung bình tăng từ 2,5% lên 2,7% (bao gồm cả thưởng).
Thứ 4
4:30: Anh – Chỉ số CPI (June): lạm phát theo năm tăng từ 2,4% lên 2,5%, chỉ số CPI lõi tăng từ 2,1% lên 2,3% theo năm. Chỉ số CPI theo tháng ổn định ở mức 0,4%, giữ nguyên so với tháng 5.
5:00: Khu vực Châu Âu – Chỉ số CPI (June): chỉ số theo năm ở mức 2% so với 1,9%, và 0,1% theo tháng so với mức 0,5%.
8:30: Mỹ – Nhà mới bắt đầu and Tỷ lệ cấp phép (tháng 6): giảm từ 5% xuống 4% theo tháng và tỷ lệ cấp phép giảm từ 4,6% xuống 0,7%.
10:30: Mỹ – Hàng tồn kho EIA (kết thúc tuần 13/7): dự trữ dự kiến giảm 1,9 triệu thùng, từ mức 12,6 triệu thùng trong tuần trước.
Giá dầu dự kiến duy trì ở mức trên 70 USD, mặc dù đã có mức giảm mạnh nhất trong gần 13 tháng qua sau khi Libi tăng sản xuất trong bối cảnh nhu cầu giảm. Câu chuyện này đã làm lu mờ việc hàng tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh nhất trong gần 2 năm.
Đồng thời, phiên bán tháo ngày thứ 4 đi theo 2 cây nến Doji liên tiếp trong phiên thứ 5 và thứ 6 tuần trước, cho thấy giá dầu đã mất dần động lực. Cuối cùng, giá đã tìm thấy đường hỗ trợ trên đường 50 DMA (màu xanh lá cây) – dấu hiệu cho thấy giá có thể sẽ hồi phục, khi việc giá giảm mạnh trong gần 2 năm vừa qua được định giá.
19:50: Nhật – Cán cân thương mại(tháng 6): thâm hụt dự kiến giảm từ 578 tỷ yên trong tháng trước xuống 235 tỷ yên.
21:30: Úc – Tỷ lệ thất nghiệp (tháng 6): 18.000 việc làm mới được tạo ra so với 12.000 trong tháng trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 5,4% lên 5,5%.
Thứ 5
4:30: Anh – doanh số bán lẻ (tháng 6): dự kiến tăng từ 3,9% lên 2,4% theo năm, và từ 1,3% lên 0,3% theo tháng. Thị trường cần theo dõi: diễn biến GBP
8:30: Mỹ – Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu (kết thúc tuần 14/7), Chỉ số sản xuất Fed Philadelphia (tháng 7): số lượng thất nghiệp tăng từ 214K lên 217K, trong khi chỉ số Philadelphia Fed Index tăng từ 19,9 lên 21,5.
19:30: Nhật – CPI (tháng 6): lạm phát dự kiến tăng từ 0,7% lên 0,9%, và 0,1% theo tháng, cùng mức với tháng 5. Chỉ số CPI lõi dự kiến 0,7% theo năm.
Thứ 6
8:30: Canada – Chỉ số CPI (tháng 6): dự kiến tăng từ 2,2% lên 2,5% theo năm, và 0,1% Lên 0,3% theo tháng. CPI lõi dự kiến tăng từ 1,3% lên 1,5% theo năm.