TTCK 04/2021: Đà tăng vẫn còn nhưng rủi ro tăng dần

Ngày đăng 15:37 06/05/2021
Cập nhật 17:32 09/07/2023

NỘI DUNG CHÍNH

KINH TẾ VĨ MÔ Q1/2021

  • GDP chưa lấy lại đà tăng trưởng trước dịch
  • Vốn FDI 3T2021 hơn 10 tỷ USD, tăng 18.5%
  • Xuất nhập khẩu Q1/2021 hồi phục mạnh
  • Lạm phát cơ bản bình quân Q1/2021 tăng 0.67%
  • Chỉ số sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng
  • Tổng mức bán lẻ tăng trưởng nhẹ
  • Tỷ giá và giá vàng

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG THÁNG 04/2021

  • Diễn biến thị trường tháng 03/2021
  • Giao dịch khối ngoại tháng 03/2021
  • Triển vọng TTCK tháng 04/2021

1. GDP chưa lấy lại đà tăng trưởng trước dịch

• GDP quý 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng 4.48% so với cùng kỳ, mặc dù cao hơn so với mức 3.82% của quý 1/2020 nhưng chưa lấy lại đà tăng trưởng của giai đoạn trước dịch Covid-19, do ảnh một phần từ đợt dịch lần 3 phát sinh ở Hải Dương và Quảng Ninh vào cuối tháng 01/2021.

Tăng trưởng GDP (YoY)

2. Vốn FDI 3T2021 đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 18.5%

• Tổng vốn đăng ký 3 tháng đầu năm đạt 10.13 tỷ USD, tăng 18.5% so với cùng kỳ 2020. Vốn giải ngân ước đạt 4.1 tỷ USD, tăng 6.5% so với cùng kỳ.

• Có 234 dự án được cấp mới với tổng vốn đăng ký đạt 7.2 tỷ USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. 161 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,1 tỷ USD, tăng hơn 97% so với cùng kỳ.

FDI giải ngân và đăng ký (Lũy kế-Tr USD)

3. Xuất nhập khẩu Q1/2021 hồi phục mạnh

• Kim ngạch xuất khẩu tháng 03/2021 ước tính đạt 28.6 tỷ USD, tăng 41.6% MoM; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 28.2 tỷ USD, tăng 36.5 % MoM. Lũy kế 3T2021 xuất khẩu ước đạt 77.34 tỷ USD, tăng 22% YoY; nhập khẩu ước đạt 75.3 tỷ USD, tăng 26.3 % YoY.

• Cán cân thương mại thặng dư 2.03 tỷ USD, thấp hơn so với mức 3.74 tỷ USD cùng kỳ 2020.

Xuất nhập khẩu và Cán cân thương mại

4. Lạm phát cơ bản bình quân Q1/2021 tăng 0.67% so với cùng kỳ

• CPI tháng 3/2021 giảm 0.27% so với tháng trước và tăng 1.16% so với tháng 03/2020. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng của hầu hết các mặt hàng trong rổ tính CPI đều giảm thì Giao thông vẫn tiếp tục là nhóm tăng trưởng mạnh nhất so với tháng trước, tăng 2.29% MoM do việc tiếp tục điều chỉnh tăng giá xăng dầu.

• CPI bình quân từ đầu năm tới nay tăng 0.3%, thấp hơn nhiều so với mức 5.57% cùng kỳ Q1/2020. Chỉ số giá vàng tháng 03/2021 giảm 2.97% so với tháng trước và tăng 16.84% so với cùng kỳ, trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0.23% so với tháng trước và giảm 0.7% so với cùng kỳ.

Chỉ tiêu

5. Chỉ số sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng

• Sau khi giảm nhẹ vào tháng 2 do ảnh hưởng kỳ nghỉ tết, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 03/2021 tăng 3.9% YoY, tăng 22.1% MoM. Sự tăng trưởng diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó, CN chế biến chế tạo tăng 5.5% YoY; Sản xuất, phân phối điện tăng 3.4% YoY; Cung cấp nước, xử lý nước, rác thải tăng 8.7%; Khai khoáng tích cực hơn khi thu hẹp đà giảm còn – 8.6% YoY.

• Khai thác dầu thô và khí vẫn tiếp tục là ngành có mức tăng trưởng thấp nhất (-13.2% YoY) trong khi, ngành Sản xuất đồ uống bất ngờ trở thành lĩnh vực có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh nhất trong tháng 03 (+24.5% YoY).

Chỉ số sản xuất công nghiệp (%YoY)

5. PMI ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp trên 50 điểm

• PMI tháng 3 của Việt Nam đạt mức 53,6 đây là tháng thứ 4 liên tiếp ghi nhận PMI trên 50 điểm.

• Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ 7 liên tiếp và nhanh nhất 20 tháng, lượng đơn từ nước ngoài tăng mạnh nhất từ tháng 11/2018 cho thấy nhu cầu quốc tế đã cải thiện.

• Tốc độ tăng của sản xuất cao nhất 20 tháng, dẫn đầu ở mảng hàng hoá tiêu dùng. Tâm lý kinh doanh cũng đạt mức cao nhất kể từ tháng 07/2019 với lạc quan về triển vọng sản lượng.

• Tuy nhiên, vẫn có khó khăn ở khâu nguyên liệu đầu vào khiến giá cả đầu ra đã tăng mạnh nhất 4 năm, khi các nhà sản xuất đã chuyển bớt gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.

• Chúng tôi đánh giá sản xuất mảng hàng hóa tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh là tín hiệu tốt cho việc tiếp diễn phục hồi kinh tế. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã tận dụng được tốt cơ hội ngay khi kinh tế thế giới phục hồi. Việc giá cả đầu ra tăng mạnh chỉ là tạm thời và có thể sẽ kết thúc sớm khi các hoạt động tàu biển, container ổn định trở lại.

 PMI ghi nhận tháng thứ 4 liên tiếp trên 50 điểm

6. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ Q1/2021 tăng trưởng nhẹ

• Hoạt động thương mại trong nước và vận tải hàng hóa có dấu hiệu tích cực trong tháng 03/2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tháng 03/2021 ước đạt 405.1 tỷ, giảm 3.8% MoM và tăng 9.2% YoY.

• Tính tổng Q1/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 1,291 nghìn tỷ, tăng 5.1% YoY. Vận tải hành khách giảm 11.8% YoY (cùng kỳ 2020 giảm 6.1%), vận tải hàng hóa tăng 10.2% YoY (cùng kỳ tăng 1.1%)

• Lượng khách quốc tế trong tháng 3 tăng 77.3% MoM và giảm 95.7% YoY. Tính chung Q1/2021, khách quốc tế ước đạt 48.1 nghìn lượt, giảm 98.7% YoY.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa - Lũy kế (nghìn tỷ VNĐ)

7. Tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh

• Tỷ giá có chiều hướng tăng trong 2 tháng gần đây, đặc biệt tỷ giá thị trường tự do có dấu hiệu tăng mạnh so với tỷ giá trung tâm và tỷ giá NHTM.

• Tính tại ngày 31/3/2021, tỷ giá NHTM giảm 0.09% so với thời điểm đầu năm, trong khi tỷ giá trung tâm và tỷ giá thị trường tự do tăng lần lượt 0.49% và 2.7% so với thời điểm đầu năm.

• Gần đây, lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có xu hướng tăng mạnh trước áp lực lạm phát có khả năng tăng. Lãi suất đồng USD tăng có thể sẽ là động lực khiến nhà đầu tư rút vốn quay về thị trường Mỹ, đây là yếu tố chính khiến tỷ giá tăng trong thời gian gần đây.

• Với lượng dự trữ ngoại tệ dồi dào, theo chúng tôi tỷ giá sẽ sớm ổn định trở lại.

Tỷ giá

7. Giá vàng trong nước giảm theo giá vàng thế giới

• Giá vàng trong nước và thế giới liên tục giảm từ đầu năm tới nay. Giá vàng SJC tại ngày 31/03/2021 đã giảm 2.85% so với thời điểm đầu năm về mức 54.5 triệu đồng/ lượng ở chiều bán ra. Chênh lệch chiều mua – bán cũng giảm mạnh về mức khoảng 400 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng bình quân

Nhận định kinh tế vĩ mô Việt Nam Q2/2021

• Mặc dù mức tăng trưởng 4.48% GDP trong Q1/2021 không tích cực như kỳ vọng do ảnh hưởng bởi lần bùng dịch thứ 3 tại Việt Nam, nhưng các chỉ số kinh tế cho thấy nhiều tín hiệu khả quan hơn. Điểm tích cực nhất có thể thấy trong Q1 vừa qua là sự tăng trưởng trở lại của dòng vốn FDI, không chỉ thể hiện ở dòng vốn giải ngân mà ở cả lượng vốn đăng ký mới. Theo chúng tôi, lượng vốn giải ngân sẽ vẫn tăng trưởng đều trong thời gian tới, trong khi vốn đăng ký mới có thể sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tình hình triển khai vaccine trên thế giới. Mặc dù, việc phân phối vaccine ở Châu Âu đang bị trì hoãn, nhưng một số hãng hàng không trong nước đã mở lại đường bay quốc tế từ tháng 4, đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho việc đi lại của các chuyên gia nước ngoài tới Việt Nam.

• Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm tăng hơn 24% so với cùng kỳ. Ngoài ra, các yếu tố khác như nhu cầu chi tiêu hàng hóa dịch vụ vẫn tăng ổn định, lạm phát trong tháng 3 đã tăng chậm hơn so với tháng 2, lĩnh vực sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng với niềm tin và sự lạc quan về tình hình sản xuất trong thời gian tới.

• Chúng tôi cho rằng, sự hồi phục sẽ còn thể hiện rõ hơn trong quý tới, nhất là khi mức nền Q2//2020 khá thấp. Chúng tôi ước tính GDP Q2/2021 sẽ đạt khoảng 6.4% và cả năm sẽ đạt mức 6.57%.

8. Chỉ số HNX-Index tiếp tục dẫn đầu đà tăng trong tháng 03/2021

Chỉ số HNX-Index

8. Nhóm cổ phiếu Dầu khí vẫn tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 03

8. Nhóm cổ phiếu Dầu khí vẫn tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 03

9. Khối ngoại bán ròng mạnh 12,564 tỷ trong tháng 03/2021

9. Khối ngoại bán ròng mạnh 12,564 tỷ trong tháng 03-2021

9. Khối ngoại tập trung bán ròng nhóm Thực phẩm và Ngân hàng

Khối ngoại tập trung bán ròng nhóm Thực phẩm và Ngân hàng

9. VNM (HM:VNM) là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất

VNM là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất

10. Dự báo kịch bản thị trường tháng 04/2021

• Chúng tôi dự báo chỉ số VN-Index có thể tiếp tục xu hướng TĂNG trung hạn và hướng về vùng 1,283 – 1,300 điểm.

• Nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục là nhóm dẫn dắt chính xu hướng của thị trường. Dự báo quý 1/2021 sẽ là quý tăng trưởng cao nhất năm 2021 và dư địa tăng trưởng ở những quý còn lại phụ thuộc vào từng câu chuyên riêng của các ngân hàng. Mức tăng trưởng của chỉ số nhóm Ngân hàng có thể đạt gần 5% so với mức điểm tại phiên 07/04/2021 cho thấy dư địa tăng trưởng không còn hấp dẫn.

• Rủi ro nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có chiều hướng gia tăng khi xung lực tăng giá trung hạn và dòng tiền ở nhóm cổ phiếu này suy yếu.

• Chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư có thể tiếp tục NẮM GIỮ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và xem xét hạ một phần tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-Index tiến về vùng 1,283 – 1,300 điểm. Đồng thời, các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư theo chiến lược phòng thủ với các cổ phiếu có mức chi trả cổ tức cao (tham khảo danh mục cổ phiếu theo Nghị định 140 trong trang kế tiếp).

VN-Index

10. Danh sách các cổ phiếu theo Nghị định 140

10. Danh sách các cổ phiếu theo Nghị định 140

Chú thích:

• Lợi suất cổ tức (dựa trên giá đóng cửa ngày 05/04/2021); Tỷ lệ cổ tức (dựa trên mệnh giá 10,000 VND (HN:VND)).

• Max, Min: Nghị định không đề cập tới mức Lợi nhuận lũy kế các năm trước. Do đó, mức Min chỉ tính tới phần cổ tức phải trả dựa trên KQKD năm 2020, mức Max tính thêm phần lợi nhuận lũy kế từ các năm trước DN có thể trả.

10. Danh sách các cổ phiếu theo Nghị định 140

10. Danh sách các cổ phiếu theo Nghị định 140

Chú thích:

• Lợi suất cổ tức (dựa trên giá đóng cửa ngày 05/04/2021); Tỷ lệ cổ tức (dựa trên mệnh giá 10,000 VND).

• Max, Min: Nghị định không đề cập tới mức Lợi nhuận lũy kế các năm trước. Do đó, mức Min chỉ tính tới phần cổ tức phải trả dựa trên KQKD năm 2020, mức Max tính thêm phần lợi nhuận lũy kế từ các năm trước DN có thể trả.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.