Trong kịch bản cơ sở, chúng tôi dự báo vùng điểm hợp lí của chỉ số VNIndex thời điểm cuối năm 2023 ở mức 1,240 điểm, tương ứng với mức tăng 8.05% của EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX, vùng P/E mục tiêu là 12 lần. Xuyên suốt cả năm 2023, chúng tôi cho rằng 4 yếu tố mang tính định hình xu hướng TTCK Việt Nam sẽ có diễn biến như sau trong kịch bản cơ sở:
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Quốc trở lại bình thường đầu quý 2/2023 sẽ mang lại một số tác động tích cực lên kinh tế Việt Nam nhưng không gây áp lực quá mạnh lên lạm phát toàn cầu;
- FED sẽ chỉ có thêm 2 lần tăng 25 điểm cơ bản vào quý I năm 2023 và bắt đầu hạ lãi suất vào quý IV khi kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái nhẹ;
- Tốc độ tăng cung tiền M2 về gần mức trước dịch và mặt bằng lãi suất trong nước hạ nhiệt dù vẫn ở mức cao; iv) không có sự đổ vỡ trên diện rộng ở thị trường TPDN.
Chúng tôi cho rằng thị trường sẽ có cơ hội mở rộng thêm đà hồi phục vào quý I 2023, tiếp nối nhịp hồi phục từ cuối năm 2022, khi nhà đầu tư kỳ vọng vào 2 động lực chính:
- Trung Quốc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế.
- FED chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất sau kỳ họp tháng 3. Tuy nhiên, bước sang quý II là thời điểm các lo ngại suy thoái kinh tế sẽ gây áp lực lên TTCK toàn cầu khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có dấu hiệu suy yếu rõ ràng hơn, áp lực đáo hạn TPDN lớn khiến rủi ro thị trường gia tăng và chỉ số VNIndex đứng trước nguy cơ quay lại xu hướng điều chỉnh. Giai đoạn nửa cuối 2023, sự chú ý của thị trường sẽ tập trung vào khả năng nới lỏng chính sách của các NTHW lớn cũng như mức độ suy thoái của kinh tế Mỹ và EU. Kịch bản cơ sở với 1 cuộc suy thoái nhẹ xảy ra, đủ để các NHTW đảo ngược chính sách trong khi không gây tổn thất quá lớn đến kinh tế toàn cầu. Theo đó, TTCK Việt Nam sẽ có cơ hội hồi phục trở lại với động lực đến từ động thái nới lỏng chính sách của các NHTW, trong khi nền tảng vĩ mô trong nước duy trì ổn định.
Trong kịch bản tiêu cực khi 4 yếu tố trên diễn biến không thuận lợi, chỉ số VNIndex được dự báo giảm về mốc 880 điểm cuối 2023 (tương ứng mức giảm EPS 8% và P/E ở mức 10.x).
Từ góc độ triển vọng ngành, trong 2023, bộ phận phân tích doanh nghiệp của chúng tôi đánh giá tích cực đối với triển vọng các ngành dầu khí, công nghệ thông tin (chi tiết về triển vọng ngành xem thêm ở phần V của báo cáo).
I. Triển vọng TTCK 2023
TTCK Việt Nam lao dốc trong năm 2022
TTCK Việt Nam có diễn biến điều chỉnh sâu trong năm 2022, sau 2 năm tăng trưởng mạnh trước đó, dưới tác động của yếu tố tiêu cực cả bên trong và bên ngoài. Đối với các yếu tố ngoại biên, xung đột Nga – Ukraine; chính sách zero- Covid của Chính phủ Trung Quốc; các NHTW đẩy nhanh qua trình thắt chặt chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát tăng phi mã; rủi ro suy thoái kinh tế ở Mỹ và EU... là các yếu tố rủi ro chính. Trong khi đó đối với các yếu tố trong nước, rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp với các sự kiện như Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát; quá trình thanh lọc sai phạm trên TTCK như sự kiện FLC (HM:FLC); áp lực tỷ giá và lạm phát dẫn đến trạng thái thắt chặt thanh khoản và mặt bằng lãi suất tăng cao; đầu tư công giải ngân chậm... gây gia tăng áp lực khiến TTCK Việt Nam là 1 trong những thị trường có diễn biến tiêu cực nhất toàn cầu.
Triển vọng TTCK Việt Nam trong năm 2023, cơ hội trong vùng nhiễu động
Đối với triển vọng trong năm 2023, chúng tôi cho rằng sẽ có 4 yếu tố chính định hình xu hướng TTCK Việt Nam, bao gồm (chúng tôi phân tích kỹ hơn đối với từng yếu tố này trong phần III – “các yếu tố định hình xu hướng TTCK 2023” của báo cáo):
Xem thêm tại đây