- Đà giảm trên toàn cầu nhấn mạnh mối quan ngại của nhà đầu tư về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung từ giả thuyết thành thực tế
- USD hồi phục từ phiên giảm trước đó
- Ả rập xê út và Nga tranh luận với các thành viên OPEC về mức sản lượng hạn chế lên giá dầu
- Khủng hoảng liên minh Đức khiến euro giảm giá
- Kết quả Brexit cuối cùng gây áp lực lên Đồng bảng
- Thứ 2, Hạ viện nhận dự thảo rút lui khỏi Brexit sau những lá phiếu quan trọng trong tuần trước tại Hạ viên. Chi tiết sẽ được đưa ra trong những sửa đổi mà có thể khơi lên cuộc nổi dậy của các Đảng bảo thủ ủng hộ Châu Âu.
- Chủ tịch Ngân hàng trung ương Mario Draghi phát biểu tại diễn đàn ECB vào thứ 3.
- Dữ liệu nhà ở mới bắt đầu tháng 5 được công bố vào thứ 3 và dự kiến sẽ tăng
- Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng dự trữ Úc Philip Lowe, Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tham gia làm diễn giả tại cuộc họp chính sách các ngân hàng trung ương tại Sintra, Bồ Đào Nha vào thứ 4.
- Quyết định của Ngân hàng trung ương Thái Lan, Philippines và Bra-xin sẽ công bố vào thứ 4
- Quyết định lãi suất ngân hàng Anh công bố vào thứ 5
- số lượng đơn thất nghiệp của Mỹ, GDP của Niu-di-lân và dữ liệu xuất khẩu của Hàn Quốc công bố ngày thứ 5.
- Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu họp ở thành phố Viên vào thứ 6
- Chỉ số STOXX Europe 600 giảm 0,2%.
- Chỉ số MSCI Thế giới của các nước phát triển giảm 0,2% xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,7% xuống mức thấp nhất trong gần 3 tuần.
- Chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 0,8% xuống mức thấp nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số MSCI khu vực mới nổi giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong hơn 6 tháng.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,1%.
- Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0,4% xuống mức thấp nhất trong gần 2 tuần, mức giảm mạnh nhất trong hơn 2 tuần.
- Chỉ số USD tăng 0,17%. Mức đóng cửa ở ngưỡng ngày sẽ đánh dấu mức đỉnh của chỉ số kể từ 12/7/2017.
- Đồng euro giảm 0,3% xuống $1,1578.
- Đồng Bảng giảm 0,2% xuống $1,3245, mức thấp nhất trong 7 tháng.
- Đồng yên Nhật tăng 0,1% lên 110,57/USD, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm ít hơn 1 điểm cơ bản xuống 2,92%, mức thấp nhất trong hơn 2 tuần..
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức không đổi ở mức 0,4%, mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 1,328%, đạt mức thấp nhất trong gần 2 tuần trong phiên giảm thứ 5 liên tiếp.
- Giá dầu WTI giảm 1,5% xuống $64,04/thùng, mức thấp nhất trong 10 tuần.
- Giá vàng giảm 0,1% xuống $1278,89/ounce, mức thấp nhất trong gần 6 tháng.
Sự kiện chính
Chứng khoán Châu Âu giảm, hợp đồng kỳ hạn Mỹ cũng giảm trong phiên hôm nay, sau khi bị bán trong phiên Châu Á do nhà đầu tư đã chuyển sang tâm lý từ bỏ rủi ro khi các biện pháp trả đũa mới về thuế quan được tung ra, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung trở nên căng thẳng hơn.
Hợp đồng tương lai theo dõi chỉ số NASDAQ 100 dẫn dắt đà giảm trước khi thị trường Mỹ mở cửa, trong khi USD và lãi suất trái phiếu Mỹ đã hồi phục trở lại từ phiên giảm trước đó. Quan ngại về thương mại gây áp lực lên giá dầu WTI, một phần bị ảnh hưởng bởi Hội nghị OPEC trong tuần này ở thành phố Viên.
Không có gì ngạc nhiên khi chỉ số STOXX 600 của Châu Âu giảm mạnh hơn trong phiên sáng nay do các cổ phiếu liên quan đến năng lượng.
Trong đầu phiên Châu Á, thị trường này đã mở cửa ở mức thấp, kéo dài phiên giảm của thị trường Mỹ ngày thứ 6 sang tuần này. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã bị bao vây trong tuần trước với nhiều tin tức xấu, chúng tôi tin rằng phiên giảm cho thấy dấu hiệu tích cực. Động lực có thể thực sự ảnh hưởng đến thị trường trong tuần trước là dữ liệu của Trung Quốc, cho thấy tăng trưởng kinh tế quốc gia này đang chậm lại.
Thị trường Nhật Bản giảm mạnh nhất trong số các chỉ số trong khu vực – do kỳ nghỉ ngân hàng đã giúp các chỉ số Trung Quốc tránh được đà bán tháo.
Chỉ số lớn nhất Nhật Bản, chỉ số TOPIX có diễn biến tệ nhất trong gần 3 tuần, chủ yếu do đồng yen tăng giá vì quan ngại thương mại và động đất ở Osaka. Chỉ số Nhật Bản luôn nhạy cảm đối với diễn biến đồng yên, điều khiến giá xuất khẩu tăng mạnh. Có lẽ, đối với nhà đầu tư tập trung vào câu chuyện thương mại Mỹ-Trung, tác động của đồng Yên cũng bị phóng đại.
Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc đã vượt qua xu hướng này, tăng 0,16% chủ yếu nhờ các cổ phiếu tài chính. “4 ngân hàng lớn” gần đây đã thừa nhận hành vi sai trái liên quan đến khách hàng, khiến thị trường bán tháo những cổ phiếu này. Hôm nay, chúng đã tăng điểm trở lại. Diễn biến tăng này đã làm giảm những thiệt hại đến từ ngành nguyên vật liệu và năng lượng, ngành bị ảnh hưởng do những bất ổn về thương mại và giá dầu giảm sâu.
Thị trường tài chính toàn cầu
Căng thẳng thương mại gia Mỹ-Trung gia tăng trong phiên thứ 6 tuần trước dường như đã là tâm điểm của nhà đầu tư.
Chúng tôi đã lưu ý nhiều lần rằng nhà đầu tư thường bỏ qua rủi ro địa chính trị bất kỳ khi nào các tác động của thị trường không rõ ràng. Trước phiên thứ 6, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này chỉ là một mối đe doạ giả định. Sau đó, tổng thống Mỹ Donald Trump đã xác nhận mức thuế lên 50 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, và các quan chức Trung Quốc đã đáp trả 25%, áp thuế lên 34 tỷ USD hàng hoá nôn gnghieepj và ô tô của Mỹ kể từ ngày 6/7. Hiện nay, cả hai nước này đều nhấn mạnh các chính sách thúe quan này, mối đe doạ về chiến tranh thương mại đã trở thành một cuộc xung đột rất thực tế.
Nhà đầu tư có thể vẫn đang phải vận lộn để hiểu được chính xác những diễn biến gần đây tuy nhiên họ có thể cũng sẽ thận trọng hơn.
Về mặt kỹ thuật, chỉ số S&P 500 đã đạt mức cao mới ngày thứ 3 ở mức 2786,85 – đạt mức giá đóng cửacao hơn phiên ngày 9/3, do đó xác nhận xu hướng tăng kể từ đáy tháng 2. Tuy nhiên, nó cũng sẽ khá khó khăn tăng trên ngưỡng 2801,90 ngày 13/3. Ngoài ra, xu hướng kép liên tiếp cho thấy sự điều chỉnh đối với xu hướng – câu hỏi đặt ra là: xu hướng nào?
Giá dầu WTI tiếp tục giảm xuống hôm nay khi Ả rập Xê út và Nga đều đang hướng đến việc tăng sản lượng dầu hứa hẹn sẽ có một cuộc họp căng thẳng với các thành viên OPEC khác vào thứ 6, ngày 22/06/2018 tới đây. Về mặt kỹ thuật, phiên phục hồi hôm nay tạo thành một mô hình búa khi bên mua đang cố trả giá dầu xuống dưới đáy 05/06 64,22 USD - mức giá tương đương tại thời điểm viết.
Trước đó, đồng euro đã bị bán tháo khi liên minh điều hành của Thủ Tướng Đức Angela Merkel đang vướng vào một cuộc khủng hoảng đến từ chính sách nhập cư.
Tại Anh, một cuộc tranh luận tới đây tại Quốc hội cho việc rút lui khỏi Brexit đang tạo áp lực lên đồng Bảng dù cho đến nay đồng tiền này vẫn đang nhận được hỗ trợ từ mô hình búa hôm thứ Sáu cho mức đáy 1,3205 từ 29/05. Liệu mức hỗ trợ này sẽ bị phá vỡ khi mà nhu cầu hoàn toàn bị hấp thụ, dự đoán xu hướng giảm 8% kể từ giữa tháng 4 sẽ tiếp diễn mà không có bất kỳ cản trở nào.
Tin tiếp theo
Diễn biến thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá