- Hợp đồng tương lai, chứng khoán Châu Âu dừng đợt tăng lớn nhất trong ngày tại Mỹ kể từ 2009
- Trấn an từ nhà kinh tế đứng đầu Nhà Trắng khiến chứng khoán Mỹ tăng vọt
- Dow tăng điểm kỷ lục, Amazon cũng tăng cho thấy sức khỏe tiêu dùng
- Tài sản trú ẩn không thay đổi khi tâm lý chuyển sang risk off
- Doanh số nhà mới của Mỹ công bố vào thứ 5.
- Baker Hughes công bố dữ liệu theo tuần về số lượng giàn khoan Mỹ hoạt động vào thứ 6.
- Chỉ số MSCI All-Country World Index tăng 0,4% lên mức cao nhất trong tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng 0,3%, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số USD giảm 0,25%.
- Đồng Euro tăng 0,3% lên $1,1388, mức tăng đáng kể nhất trong tuần.
- Yên Nhật tăng 0,5% lên 110,86/USD.
- Bảng Anh tăng 0,2% lên $1,2657.
- Chỉ số MSCI tiền tệ thị trường mới nổi tăng ít hơn 0,05%, mức tăng đáng kể nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 4 điểm cơ bản xuống 2,77%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,24%, mức thấp nhất trong tuần, mức giảm đáng kể nhất trong gần 2 tuần.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giữ nguyên ở mức 1,263%, mức thấp nhất trong gần 2 tuần.
- Chênh lệch Lãi suất trái phiếu 10 năm giữa Ý và Đức tăng 4 điểm cơ bản lên 2,6195 điểm phần trăm, mức chênh lớn nhất trong hơn 1 tuần.
- Chỉ số hàng hoá Bloomberg giảm 0,3%.
- Giá dầu Brent giảm 1,2% xuống $53,79/thùng.
- Giá đồng LME tăng 0,9% lên $6.009,00/MT, mức cao nhất trong hơn 1 tuần, phiên tăng đầu tiên trong hơn 1 tuần và là phiên tăng đáng kể nhất trong hơn 2 tuần.
- Vàng tăng 0,1% lên $1.268,69/ounce.
Sự kiện chính
Trong sáng nay, chứng khoán Châu Âu và hợp đồng tương lai S&P 500, Dow và NASDAQ 100 đột ngột dừng đà tăng từ hôm qua với việc STOXX 600 tăng trong đầu phiên nhưng nhanh chóng chuyển thành giảm trong ngày thứ 2, trong khi hợp đồng Mỹ tất cả đều giảm hơn 1%. Ngoài Nikkei Nhật Bản tăng 3,88%, còn lại tâm lý hưng phấn đã kết thúc sau khi thị trường chứng khoán Mỹ có một phiên phục hồi mạnh mẽ vào thứ Tư. Các chỉ số chính đều tăng cao nhất kể từ tháng 3 2009, Dow tăng 5% và ghi nhận kỷ lục với trên 1.050 điểm.
Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm khi nhà đầu tư lại một lần nữa chuyển dịch vốn từ tài sản rủi ro sang tài sản trú ẩn.
JPY tăng so với USD, giảm ½ mức giảm ngày hôm qua.
Vàng bù đắp cho mức giảm ngày hôm qua khẳng định cho sự chuyển dịch sang tài sản trú ẩn.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Tư, cổ phiếu Amazon (NASDAQ:AMZN) ghi nhận mức kỷ lục trong dịp lễ khi tăng 9,45% chỉ dưới 0,14% so với đỉnh phiên và hoàn thành một nến morning star mạnh mẽ không bị đè lên giữa 3 nến - một hiện tượng hiếm gặp. Đồng thời, cây nến xanh thứ 3 nhấn chìm nến đỏ đầu tiên, cũng là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán diện rộng đang nằm trong xu thế giảm, được nhấn mạnh bằng lưu lượng giao dịch ngày hôm qua: bên mua có thể mạnh mẽ, nhưng lượng người tham gia ít hơn so với thứ 2 khi mô hình sao mai bắt đầu.
Amazon đã giúp thị trường phục hồi trở lại, xóa đi nỗi sợ về khủng hoảng kinh tế khi mà chi tiêu tiêu dùng chiếm đến 65% GDP.
Mastercard (NYSE:MA) và Visa (NYSE:V) phục hồi sau 4 ngày giảm. Mastercard chia sẻ rằng doanh thu đợt lễ này tăng 5,1% lên đến hơn 850 tỷ USD và là mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm. Mua sắm trực tuyến cũng tăng 19% so với năm 2017 theo như báo cáo của Mastercard SpendingPulse.
Nhà bán lẻ truyền thống cũng tăng, Nike (NYSE:NKE) tăng 7,21% nhấn chìm gần 4 nến. Macy’s (NYSE:M) tăng 7,03% hình thành một nến morning star mạnh mẽ với nến xanh nhấn chìm 2 nến đỏ. Kohl’s (NYSE:KSS) tăng 10,25% bù đắp được gần toàn bộ mức giảm trong tháng 12. PVH (NYSE:PVH) tăng 6,14% đồng thời cũng bù đắp cho mức giảm trong 3 ngày. Một lần nữa, mức tăng ấn tượng được tạo thành trong lượng giao dịch thấp hơn so với thứ Hai.
Tuy nhiên, báo cáo từ các công ty này đã xoa dịu phần nào nghi ngờ gia tăng về kinh tế Mỹ thi đó là hành động trấn an chính trị đầu tiên và trước nhất thuyết phục nhà đầu tư bỏ các điểm dừng.
Kevin Hasset Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng nói với các phóng viên là những gì Jerome Powell đưa ra dưới tư cách là Chủ tịch Fed là “100% an toàn” khiến thị trường ngay lập tức tăng điểm.
Thúc đẩy thị trường hơn nữa là tin tức cho biết rằng sẽ có một đoàn làm việc từ Mỹ đến Bắc Kinh cho vấn đề thương mại. Lập luận cho rằng sẽ cần thêm một động thái từ Fed giảm nhẹ xu hướng hawkish để đưa chứng khoán quay trở lại xu thế tăng. Tuy nhiên, bất ổn chính trị kéo dài tại Mỹ và suy yếu kinh tế toàn cầu vẫn tiềm tàng nguy cơ.
S&P 500 tăng 4,96% trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Năng lượng tăng 6,22% nhờ mức tăng hơn 8% từ dầu thô. Theo sau là dịch vụ viễn thông (+5,62%) và công nghệ (+6,04%). Cổ phiếu nhóm FAANG chứng minh mình là người dẫn đầu thị trường cả trong xu thế giảm lẫn tăng. Cổ phiếu phòng thủ trong ngành tiện ích chỉ tăng nhẹ 1,36%.
Dow Jones tăng 4,98% ay 1.086 điểm - mức tăng kỷ lục tính theo điểm. NASDAQ Composite tăng 5,84% nhờ vào cổ phiếu công nghệ trong khi Russell 2000 tăng 4,55%.
Chúng ta đã được cảnh báo về bất ổn gia tăng trong nhiều tháng. Chứng kiến chứng khoán hồi phục từ phiên giao dịch tồi tệ nhất trong đêm Giáng Sinh, mức thấp kỷ lục của tháng 12 và gần như là kết quả quý khủng khiếp kể từ 2008 là một dấu hiệu của thời đại.
Chúng tôi đã dự báo về một lần tăng nhưng chỉ là trong ngắn hạn. Động thái giá mới nhất được miêu tả như ánh sáng cuối cùng trước khi ngọn nến tắt hẳn: thị trường chứng khoán đang nằm trong xu thế giảm và chúng tôi dự báo nó sẽ chìm hẳn vào thị trường gấu sau đợt tăng này.
Cùng với việc chuyển sang tâm lý từ bỏ rủi ro, giá dầu WTI giảm 2,08%, giảm mức tăng 7,49% của ngày hôm qua, do tinh thần lạc quan về nhu cầu kinh tế toàn cầu. Bước vào năm 2019, giá dầu có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những lý do tương tự như năm 2018.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá