Giảm 40%
Mới! 💥 Dùng ProPicks để xem chiến lược đã đánh bại S&P 500 tới 1,183%+Nhận ƯU ĐÃI 40%

Nhận định tuần: Điều gì khiến động lực tăng của thị trường chứng khoán giảm

Ngày đăng 21:36 03/03/2019
Cập nhật 13:05 02/09/2020
  • Thuế quan được gia hạn, Kudlow cam kết thoả thuận lịch sử nhưng thị trường cổ phiếu vẫn lặng gió

  • Công ty vốn hoá nhỏ vẫn vượt trội so với các công ty vốn hoá lớn

  • Báo cáo kinh tế cho thấy nền kinh tế toàn cầu chậm lại

Cổ phiếu công ty công nghệ tăng vào phiên thứ Sáu sau các thông tin tích cực từ phía Amazon (NASDAQ:AMZN) và Apple (NASDAQ:AAPL) cam kết về sản phẩm mới. Đồng thời, Nhà Trắng cũng thông báo sẽ gia hạn thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Cả 4 chỉ số chính của Mỹ gồm chỉ số S&P 500, Dow Jones Industrials, NASDAQ CompositeRussell 2000 đều tăng, đánh dấu tuần tăng của 2 trong số 4 chỉ số chính. Lãi suất trái phiếu vượt ra khỏi giai đoạn tích luỹ, đẩy USD tăng cao hơn.

Tuy nhiên, mọi thứ nên được cân nhắc cẩn thận, thị trường hầu như không có phản ứng gì, đặc biệt là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt chiến sự thương mại. Càng ngạc nhiên hơn, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đã nói trước đó rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đứng trước một thỏa thuận lịch sử. Vì thế, thị trường được cho là sẽ tăng vọt với những tín hiệu tích cực đó.

Mặc dù việc gia hạn là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng các nhà đầu tư có thể đang trở nên mệt mỏi với những lời hứa hẹn, đặc biệt khi họ liên tục phải theo đuổi những báo cáo mâu thuẫn với nhau so với thực tế.

NASDAQ tăng; tương tự chỉ số vốn hóa nhỏ

Phiên giao dịch thứ Sáu của NASDAQ tăng mạnh với 0,83%, biến chỉ số này trở thành chỉ số có kết quả ấn tượng nhất. Công bố của Amazon về việc mở chuỗi cửa hàng truyền thống dưới một thương hiệu siêu thị mới sắp được đặt tên, CEO Apple Tim Cook tại cuộc họp thường niên cũng hé lộ rằng họ đang tạo ra một sản phẩm “khiến người dùng kinh ngạc” khiến chỉ số này tăng vọt.

Chỉ số công nghệ tăng 0,77% trong tuần, tương đương với 10 tuần tăng liên tiếp và tới nay chỉ số đã tăng 20,05% kể từ đáy tháng 12. Con số kỳ diệu này cũng khiến thị trường tự tin quay trở lại với đà tăng, dài nhất kể từ 1999, trước khi bong bóng công nghệ bùng nổ trong năm 2000. Về mặt phân tích kỹ thuật, cả nến ngày thứ Sáu lẫn nến tuần đều hình thành mô hình hanging man, tín hiệu giảm với xác nhận khi đóng phiên dưới thân nến.

Theo sau NASDAQ là Russell 2000 với mức tăng 0,71%. Tại sao chỉ số vốn hóa nhỏ này tiếp tục tăng vượt trội so với chỉ số vốn hóa lớn nếu việc đàm phán thương mại đang đạt được các bước tiến? Như chúng tôi từng phân tích trước đó, kể từ khi căng thẳng thương mại bắt đầu, mô hình đối với Russell trở nên rõ ràng, mặc dù hơi khó lý giải.

Khi căng thẳng đang ở mức cao, nhà đầu tư dồn vốn vào thị trường vốn hóa nhỏ do các công ty quốc nội không cần thương mại quốc tế để sinh tồn, do đó cũng không chịu ảnh hưởng của thuế quan. Vậy nên người ta kỳ vọng rằng khi chiến tranh thương mại nguội lại, nhà đầu tư sẽ quay lại với thị trường vốn hóa lớn. Tuy nhiên có vẻ mô hình này không diễn ra như vậy. Chúng tôi không đưa ra được một lý do cụ thể nào mà có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới cục diện:

  1. Có thể câu chuyện thị trường không còn chú ý quá nhiều đến chiến tranh thương mại: nhà đầu tư không thực sự tin vào một phương án hòa giải hiệu quả cần phải đạt được, hoặc có thể đó chưa bao giờ là cơn bão thực sự ngay từ đầu. Hay có thể có điều gì khác đang diễn ra mà các nhà đầu tư vẫn chưa ngờ được.

  2. Hoặc nhà đầu tư đang mất đi cái nhìn rõ ràng về tình hình thị trường.

Đương nhiên, một thứ gì đó khác biệt hoàn toàn có thể đang diễn ra dẫu chưa được biết tới. Cho dù nguyên nhân thực tế là gì thì sự không chắc chắn về thị trường là rất đáng lo ngại. Trong tuần, Russell dừng đợt tăng kéo dài 9 tuần, dài nhất trong 16 tháng khi giảm 0,03%.

Một chỉ số khác cũng kết thúc chuỗi tăng liên tiếp 9 tuần đó chính là Dow Jones. Chỉ số này đóng phiên thứ Sáu với mức tăng khiêm tốn ở mức 0,43%. Tính theo tuần thì giảm 0,02%. Nếu nhà đầu tiếp tục nhảy vào mua khiến chỉ số này tăng thêm 0,03% thì chỉ số này sẽ đạt chuỗi tăng theo tuần dài nhất kể từ 1995.

Biểu đồ tuần chỉ số S&P 500

S&P 500 tăng 0,69% vào thứ Sáu, phá vỡ ngưỡng quan trọng 2.800 và đóng phiên trên mức đó lần đầu trong 16 tuần. Chỉ số này phục hồi từ chuỗi giảm dài nhất trong năm nay.

Năng lượng tăng 1,84% trong thứ Sáu, mức đỉnh kể từ 03/12 - cho dù giá dầu giảm trong phiên thứ Sáu xuống mức đáy trong 3 ngày. Ngành tiêu dùng thiết yếu giảm 0,18%, nguyên vật liệu giảm 0,13% & bất động sản giảm 0,12% là những ngành trong sắc đỏ.

Chỉ số này tăng 0,39% trong tuần. Nguyên vật liệu giảm 1,43% bù trừ cho mức tăng 1,05% đến từ ngành năng lượng. Về mặt kỹ thuật, nến ngày thứ sáu hình thành mô hình hanging man tại ngưỡng kháng cực của đỉnh trước đó vào 25/02. Nến tuần hình thành một nến thiếu định hướng, thường sẽ xuất hiện ở đỉnh của những đà tăng.

Biểu đồ ngày lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm

Trong khi đó, lãi suất trái phiếu 10 năm phá vỡ đỉnh của một mô hình giảm, cắt phía trên 50 DMA với ngưỡng thử tiếp theo là đỉnh 18/01.

Biểu đồ ngày chỉ số Đô la Mỹ

Lãi suất trái phiếu cao hơn dường như thu hút nhu cầu khối ngoại với trái phiếu, khiến USD cũng tăng giá. Chúng tôi đang theo dõi để xem liệu giá có thể đạt được đỉnh lần thứ 3 ở trên đỉnh 15/02, trong ngắn hạn, sau khi đã phục hồi ở trên 200 DMA 3 lần.

Nền kinh tế suy yếu gây áp lực lên nhà đầu tư

Cho dù chỉ số chứng khoán tiếp tục chu kỳ tăng, động lực có vẻ đang suy giảm. Chúng tôi tin rằng yếu tố đề nặng lên nhà đầu tư hiện tại là nền kinh tế.

Sản xuất toàn cầu dường như không thể phục hồi với tín hiệu tiêu cực. Trung Quốc, Nhật Bản & khu vực đồng Euro đều cho thấy dấu hiệu suy thoái gần đây. Kể cả Mỹ cũng khó thể thoát khỏi. Kinh tế Mỹ tăng 2,6% trong quý cuối năm, chậm dần từ tốc độ 2,9% trong năm 2018. Đồng thời, triển vọng cho Q1 2019 là khoảng 1,5% - gần ½ so với năm ngoái.

Nhưng nếu chiến tranh thương mại được giải quyết, liệu việc sản xuất có được tăng cường? Nếu đúng, chúng ta lại hỏi tại sao nhà đầu tư quá lãnh đạm?

Hơn nữa, theo quan điểm của chúng tôi, một cơn bão khác ảnh hưởng đến thị trường là rủi ro về lãi suất tăng. Fed điều chỉnh chính sách của họ, nghiêng về sự ôn hòa như mô tả bởi chủ tịch Fed Jerome Powell khi ông dùng từ 'kiên nhẫn' để mô tả về vị thế mới của ngân hàng trung ương.

Nếu cả 2 lý do trên đều không liên quan, thì điều gì đang cản nhà đầu tư lại? Dường như, với vấn đề thương mại, nhà đầu tư muốn nhìn thấy “cam kết” từ Fed hơn là tin vào bất kỳ bài phát biểu nào.

Hoặc có thể là tất cả những điều ở trên, dòng tiền thông minh không tin vào sự điều chỉnh chính sách tiền tệ. Trong phiên điều trần tuần trước, Powell nói với hội đồng ngân hàng thượng viện:

“Khi tôi nói rằng chúng ta sẽ kiên nhẫn, điều đó mang ý nghĩa chúng ta không cần vội vàng để đưa ra đánh giá về thay đổi chính sách… Chúng ta sẽ kiên nhẫn. Chúng ta sẽ để cho tình hình phát triển và cho số liệu đi vào.”

Đó là điều chúng ta vẫn đang tranh luận kể từ bài phát biểu tháng 1 của ông.

Tiếp nối các bài phát biểu của Powell, chủ tịch Fed New York John Williams, chủ tịch Fed Boston Eric Rosengren và chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester có thể sẽ gợi mở về sự kiên nhẫn của Fed có hàm ý thực sự là gì. Liệu họ có thể thuyết phục thị trường rằng ngân hàng trung ương đã điều chỉnh chính sách, hoặc liệu Fed có tiếp tục duy trì tâm lý thận trọng cho đến khi có dữ liệu mới để không làm thị trường hoảng sợ?

Thông tin trong tuần

Thời gian theo khung giờ EST

Thứ Hai

4:30: Anh – PMI xây dựng (tháng 2): dự bảo giảm từ 50,6 xuống 50,3.

20:45: Trung Quốc – PMI dịch vụ Caixin (tháng 2): dự báo tăng từ 53,6 lên 53,8.

Thứ Ba

4:30: Anh – PMI dịch vụ (tháng 2): hoạt động dự kiến sẽ suy yếu, rơi từ 50,1 xuống 49,9.

10:00: Mỹ. – Bán nhà mới (tháng 12), ISM PMI phi sản xuất (tháng 2): doanh số giảm từ 657k MoM xuống 590K MoM trong khi ISM dự kiến sẽ tăng từ 56,7 lên 57,2.

19:30: Úc – GDP (Q4): dự kiến sẽ tăng từ 0,3% lên 0,4% qua quý và giảm từ 2,8% qua năm xuống 2,6%.

Thứ Tư

8:15: Mỹ – ADP báo cáo bảng lương (tháng 2): dự báo sẽ chứng kiến 190k việc làm được tạo ra, giảm so với con số 213k tháng trước đó.

8:30: Mỹ – Cán cân thương mại (tháng 12): thâm hụt dự kiến sẽ tăng lên 57,30 tỷ USD từ âm 49,30 tỷ USD.

10:00: Canada – Ivey PMI (tháng 2) và quyết định lãi suất NH trung ương: PMI trước đó là 54,7 không thay đổi trong dự kiến chính sách ngân hàng trung ương.

10:30: Mỹ – Kho EIA (01/03): tăng lên 2,842 triệu từ mức âm 8,647 triệu thùng.

Thứ Năm

5:00: Khu vực Châu Âu – Thay đổi việc làmGDP (Q4): Việc làm giữ ở mức 0,3% qua quý và 1,2% qua năm; GDP 0,2% qua quý và 1,2% qua năm.

7:45: Ngân hàng Châu Âu – Quyết định lãi suất (8:30 họp báo): chính sách được dự kiến sẽ giữ ở mức 0,00% nhưng tập trung chú ý vào liệu ngân hàng có thảo luận gì với việc giảm sâu hơn từ khu vực châu âu.

22:00 (dự kiến): Trung Quốc – cán cân thương mại (tháng 2): thặng dư thu hẹp từ 39,16 tỷ USD xuống 25,55 tỷ USD. Trong khi điều này không tốt đối với tăng trưởng Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng nó lại tỏ ra tích cực trong dài hạn khi mà thặng dự mở rộng có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến tiến trình đàm phán thương mại.

Thứ Sáu

8:30: Mỹ – bảng lương phi nông nghiệp (tháng 2): 180K việc làm dự kiến được tạo ra, thấp hơn nhiều so với con số 304K trước đó. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm từ 4% xuống 3,9% trong khi thu nhập trung bình theo giờ tăng từ 0,1% theo tháng lên 0,3%; cả 2 đều tạo nên áp lực đến với Fed để quay lại vị thế hawkish.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.