- Các thị trường cảnh giác với việc tăng lãi suất có thể sẽ kìm hãm sự phục hồi của giá dầu
- CPI tháng 11 dự báo tăng trưởng 7,3% so với mức tăng 7,7% hàng năm của tháng 10
- Fed được cho là sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản cho tháng 12
Dầu có vẻ bị bán quá mức trên mọi biểu đồ kỹ thuật, nhưng sự phục hồi lâu dài chỉ có thể xảy ra sau khi thị trường vượt qua hai rào cản lớn trong tuần này: báo cáo CPI công bố vào hôm thứ Ba và quyết định chính sách cực kỳ quan trọng của Fed đưa ra vào hôm thứ Tư.
Mức tăng 50 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang cho tháng 12 là dự đoán của phần lớn, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các dấu hiệu cho thấy lãi suất cuối cùng có thể tăng cao đến đâu. Tất nhiên, dấu hiệu tốt nhất cho điều đó sẽ đến từ cuộc họp báo của Chủ tịch Jerome Powell sau quyết định tăng lãi suất. Tuy nhiên, dấu hiệu đầu tiên có thể đến từ báo cáo CPI cho tháng 11 công bố vào hôm thứ Ba.
Các nhà kinh tế kỳ vọng báo cáo CPI sẽ cho thấy tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm từ mức tăng hàng năm là 7,7% trong tháng 10 xuống mức 7,3%.
Dữ liệu việc làm tốt hơn dự kiến gần đây của Hoa Kỳ đã khơi dậy lo ngại lạm phát sau khi tăng trưởng tiền lương tăng tốc vào tháng 11.
Dữ liệu vào hôm thứ Sáu cho thấy Giá sản xuất của Hoa Kỳ đã tăng nhẹ hơn dự kiến vào tháng trước trong bối cảnh chi phí dịch vụ tăng vọt, xu hướng cơ bản đang chậm lại trong khi chuỗi cung ứng được nới lỏng và nhu cầu giảm đối với hàng hóa.
Veronica Clark, một nhà kinh tế tại Citigroup ở New York nói với Reuters:
"Mặc dù giá hàng hóa cốt lõi trong CPI có khả năng giảm trong tháng 11 do giá ô tô đã qua sử dụng giảm, nhưng PPI hàng hóa cốt lõi lại tăng lên cho thấy rằng vẫn còn một số rủi ro tăng giá chưa được đánh giá đúng mức đối với giá hàng hóa trong năm tới."
Trong nỗ lực kiểm soát giá cả tăng vọt, Fed đã tăng lãi suất 375 điểm cơ bản lãi kể từ tháng 3 thông qua 6 lần tăng lãi suất. Trước đó, lãi suất đạt đỉnh chỉ 25 điểm cơ bản, khi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất xuống gần bằng 0 sau đợt bùng phát COVID-19 toàn cầu vào năm 2020.
Fed đã thực hiện bốn đợt tăng lãi suất liên tiếp với 75 điểm cơ bản từ tháng 6 đến tháng 11. Trong khi mức tăng 50 điểm cơ bản dự kiến cho tháng 12 báo hiệu một sự xoay trục, nhưng Fed cho rằng còn quá sớm để khẳng định điều đó.
Giá dầu thô vừa kết thúc tuần tồi tệ nhất trong 9 tháng, được thúc đẩy bởi lo ngại về suy thoái kinh tế và giá trần đối với dầu của Nga.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai ở châu Á, dầu Brent giao dịch tại Luân Đôn giao tháng Hai tăng 38 cent, tương đương 0,5%, đạt mức $76,48.
Dầu Brent đã giảm gần $9,50 trong tuần, tương đương 11%. Mức thấp nhất trong ngày của dầu Brent là $75,14 — mức thấp nhất chưa từng thấy kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2021 và cao hơn mức hỗ trợ $75 chỉ chưa tới 15 cent.
Dầu Brent đã giảm 1,4% trong năm sau khi tăng 80% vào tháng 3 -đạt mức gần $140 một thùng.
Dầu thô WTI, giao dịch tại New York, tăng 56 cent, tương đương 0,8%, lên mức 71,58 USD/thùng lúc 01:25 ET (06:25 GMT).
Tuần trước, giá dầu thô chuẩn của Hoa Kỳ đã giảm $9,28 , tương đương 11,6%, đánh dấu tuần tồi tệ nhất kể từ ngày 25 tháng 3. Mức thấp nhất trong phiên của WTI là $70,11 - mức đáy chưa từng thấy kể từ ngày 21 tháng 12 năm 2021 và cao hơn 1 cent so với mức hỗ trợ $70.
Tính đến thứ Sáu, WTI đã giảm 4,8% tính từ đầu năm 2022 đến nay. Trong khi đó, giá dầu thô chuẩn của Mỹ đã tăng 73% trong tháng 3 khi được giao dịch trên $130 một thùng.
WTI đã kiểm tra ngưỡng kháng cự $70 trước khi kết thúc tuần ở mức $71,50 - cao hơn một chút so với đường EMA 50 tháng là $71,09 , mặc dù thấp hơn đường SMA 200 tháng là $72,50, Sunil Kumar Dixit , trưởng phân tích kỹ thuật tại SKCharting.com, cho biết.
Trong khi đó, thị trường dầu mỏ đang chuẩn bị cho nhiều biến động hơn vào năm 2023 khi phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga và những trở ngại đối với tăng trưởng toàn cầu càng làm tăng thêm khả năng về nhu cầu tăng và nguồn cung khan hiếm.
Ed Moya, một nhà phân tích tại nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA, đã viết trong một bài bình luận được công bố hôm thứ Sáu: “Những viễn cảnh u ám và suy thoái toàn cầu đã giết chết triển vọng nhu cầu dầu thô”.
Moya cho biết: “Triển vọng nhu cầu dầu thô trong ngắn hạn đã xấu đi đáng kể do không ai có thể kiểm soát được mức độ nghiêm trọng của suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ”.
"Tình hình COVID của Trung Quốc cũng vẫn là một mối quan tâm lớn vì việc kết thúc chính sách zero-COVID có thể ảnh hưởng lớn hệ thống y tế của nước này".
Dầu Brent đã leo lên mức cao nhất trong 14 năm là gần $140 một thùng vào tháng 3 dựa vào yếu tố nguồn cung, giờ đây, thị trường hiện bị chi phối bởi những lo ngại về nhu cầu khi các nhà giao dịch lo lắng về nền kinh tế toàn cầu sẽ ra sao trong năm 2023 nếu Fed và { {ecl-164||Ngân hàng Trung ương Châu Âu}} không ngừng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Do đó, mức trần giá $60 /thùng áp dụng đối với dầu thô của Nga không có nghĩa là chỉ hạn chế thu nhập từ dầu được dùng để tài trợ cho cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.
Những người ủng hộ mức giá trần — bao gồm Nhóm G7 , Liên minh Châu Âu và Australia — tin rằng giá năng lượng cũng cần phải được kiềm chế để bù đắp tác động của suy thoái kinh tế.
Tất nhiên, đối với các nhà sản xuất dầu mỏ như Nga, logic đó không áp dụng được.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết khi đề cập đến giá trần dầu:
"Điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính ngành công nghiệp vì người tiêu dùng luôn cho rằng giá phải thấp hơn. Ngành công nghiệp này được đầu tư dưới mức, thiếu vốn và nếu chúng ta chỉ lắng nghe người tiêu dùng, thì khoản đầu tư này sẽ giảm xuống con số 0”
“Tất cả những điều này ở một giai đoạn nào đó sẽ dẫn đến tình trạng giá tăng vọt và dẫn đến sự sụp đổ của ngành năng lượng toàn cầu. Đây là một đề xuất thiếu suy nghĩ và thiếu trách nhiệm".
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Barani Krishnan không nắm giữ bất kỳ vị thế giao dịch nào được đề cập trong bài viết.