Bài viết này được viết riêng cho Investing.com
Chỉ số đô la Mỹ đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, do chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ tăng vọt và lợi suất kho bạc 10 năm của Hoa Kỳ giảm xuống. Điều này đã tạo động lực thúc đẩy đồng Euro tăng cao tới 1,20 so với đồng đô la. Kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 19 tháng 3, chỉ số đô la Mỹ đã giảm gần 10%. Tuy nhiên, sự sụt giảm đáng kể nói trên có thể đã kết thúc.
Với một “cú nổ lớn” có thể đến từ nhà kinh tế trưởng Philip Lane của ECB, người lưu ý rằng tỷ giá hối đoái của đồng Euro rất quan trọng đối với tình hình của khu vực Eurozone. Khi ECB thiết lập chính sách lãi suất âm vào năm 2015 và 2016 dưới thời Mario Draghi, điều này đã dẫn đến việc đồng tiền này suy yếu so với đồng đô la xuống gần 1,05, tăng nhanh lên khoảng 1,20 so với đô la vào năm 2018, và sau đó lại giảm mạnh.
Tuy nhiên, chính những chính sách tiền tệ tích cực đó đã kìm hãm và giữ cho đồng Euro ở mức thấp hoặc tương đương so với đồng đô la Mỹ.
Chính sách tiền tệ linh hoạt hơn
Ở thời điểm hiện tại, Draghi không còn và đồng Euro đã tăng lên khoảng 1,20 so với đồng đô la khi Cục Dự trữ Liên bang đã rất tích cực với chính sách tiền tệ để chống lại sự giảm phát từ cuộc suy thoái do Coronavirus gây ra. Nếu ECB có ý định giảm tỷ giá hối đoái, điều đó có nghĩa là sẽ có những chính sách tiền tệ tích cực hơn và lẽ đương nhiên đồng đô la có khả năng mạnh lên. Đồng Euro yếu hơn sẽ thúc đẩy lạm phát và tăng trưởng trên toàn Eurozone, đồng thời giúp hàng hóa cạnh tranh hơn ở nước ngoài, hỗ trợ các nền kinh tế xuất khẩu của khu vực đồng Euro.
Hình thành một mẫu hình với triển vọng tích cực
Nếu một chính sách tiền tệ tích cực hơn đến từ ECB, thì có khả năng dẫn đến việc đồng đô la Mỹ tăng cao hơn trong dài hạn. Biểu đồ kỹ thuật thậm chí còn cho thấy sự đảo chiều có thể đang diễn ra.
Chỉ số đô la Mỹ đã chứng kiến các chỉ báo sức mạnh tương đối giảm xuống mức 18 – dưới mức quá bán ở mức 30. Bây giờ RSI đang bắt đầu tăng và đang dần có xu hướng cao hơn.
Chỉ báo RSI đang tăng, trong khi giá trị của chỉ số đang có xu hướng thấp hơn trong một kênh giao dịch, tạo ra sự phân kỳ tăng và cho thấy tín hiệu của một sự đảo chiều có thể đang diễn ra. Chỉ báo động lượng trong Dollar Index đang chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
Nếu chỉ số đô la Mỹ tăng trên 93,75, có khả năng dẫn đến việc đẩy cao hơn nữa lên khoảng 96. Tại đây có thể xem là sự khởi đầu cho một đợt đảo chiều dài hạn và cao hơn.
Đồng đô la tăng mạnh trong dài hạn sẽ tạo ra các vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt là đối với các tài sản rủi ro và tài sản liên quan đến lạm phát.
Lạm phát cùng với thị trường hàng hóa liên quan có thể gặp trở ngại
Vàng sẽ là một trong những loại tài sản có thể bị ảnh hưởng đáng kể sau đợt tăng 32,7% kể từ mức thấp nhất trong tháng 3 của đô la Mỹ. Bước tiến lớn của kim loại quý đã được chứng minh thông qua việc một số nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn của vàng như một kho lưu trữ giá trị và như một hàng rào chống lại áp lực lạm phát. Với việc đồng đô la tăng giá, điều này sẽ gây thiệt hại cho triển vọng lạm phát tăng cao và giảm nhu cầu giữ vàng như một vật lưu trữ giá trị.
Nếu mức đáy của đồng đô la được xác nhận, điều này có thể sẽ khiến các ngân hàng trung ương thay đổi các quyết định, chẳng hạn như ECB thực hiện chính sách tiền tệ tích cực hơn. Việc đồng đô la có thể phục hồi trong bao lâu phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ thúc đẩy chính sách tiền tệ và quan trọng hơn là cách thị trường phản ứng với triển vọng tích cực này.