Thị trường tiền tệ ngày 7/5/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Tất cả các loại tiền tệ chính đều giảm trong phiên thứ Ba do chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 400 điểm. Nhà đầu tư ngày càng lo lắng hơn do sắp đến hạn cuối khi Tổng thống Trump quyết định áp thuế đối với hàng hoá Trung Quốc. Thị trường chứng khoán và tiền tệ giảm, dẫn đầu là cặp USD/JPY. Mặc dù Trung Quốc vẫn tham gia đàm phán thương mại, hạn cuối gần kề (thứ Sáu tuần này) cho thấy Trump nghiêm túc hơn bao giờ hết. Khả năng Mỹ sẽ áp thêm thuế là hơn 50% và nếu điều này là sự thật, thị trường tiền tệ và chứng khoán sẽ tiếp tục giảm. USD tăng so với tất cả các loại tiền tệ chính khác trong phiên thứ Ba (ngoại trừ đồng Yên), đây là tín hiệu cho thấy tâm lý từ bỏ rủi ro - điều chỉnh xu hướng ngoại hối trong tuần.
AUD chịu rủi ro do RBA quyết định không thay đổi lãi suất vào đêm qua. Trong bài phân tích ngày thứ Hai vừa qua, chúng tôi đã tiên liệu như vậy, và điều đó đã thực sự xảy ra. Tuy nhiên, mặc dù AUD tăng, tuyên bố của RBA có phần cẩn trọng nhiều hơn là lạc quan. Họ nói rằng lạm phát trong Q1 thấp hơn đáng kể so với dự kiến. Để có thể đạt được mục tiêu CPI, thị trường việc làm cần cải thiện thêm. Yếu tố bất ổn trong nước là thị trường nhà ở. Mặc dù RBA không có nhận xét tích cực nào về nền kinh tế, AUD vẫn tăng do nhà đầu tư đang lo lắng về khả năng giảm lãi suất, nhưng rõ ràng RBA chỉ quan ngại về triển vọng của nền kinh tế. Mặc dù báo cáo doanh số bán lẻ và thương mại vượt kỳ vọng, cả hai chỉ số này đều giảm so với tháng trước. Số liệu thương mại Trung Quốc dự kiến công bố vào tối thứ Ba, mặc dù dữ liệu gần đây cho thấy tín hiệu ổn định, nhưng nếu giảm, AUD và NZD cũng sẽ giảm theo nhanh chóng.
RBNZ là ngân hàng tiếp theo ra quyết định lãi suất, và giống như RBA, họ có nhiều điều cần lo lắng. Ngoại trừ việc Tổng thống Trump đe doạ áp thêm 25% thuế đối với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc vào thứ Sáu tuần này, nền kinh tế suy yếu đáng kể từ sau cuộc họp chính sách trước đó. Kể từ tháng 3, chi tiêu thẻ tín dụng giảm, thị trường lao động, hoạt động ngành dịch vụ, sản xuất và thị trường nhà ở giảm. Cán cân thương mại tăng nhưng lạm phát giảm. Trong tháng 3, RBNZ đã gây sốc cho thị trường khi họ cho rằng hiện tại, khả năng cao sẽ phải giảm lãi suất do tâm lý doanh nghiệp giảm, triển vọng kinh tế toàn cầu u ám. Đồng thời, cặp NZD/USD chứng kiến phiên giảm trong 1 ngày mạnh nhất trong 7 tuần gần đây, và có thể sẽ giảm sâu hơn nếu RBNZ khẳng định tâm lý ôn hoà của họ. Về mặt kỹ thuật, cặp NZD/USD đang nằm trong xu hướng giảm, và chuẩn bị động thái giảm xuống ngưỡng 65 cents.
Đối với cặp EUR/USD, ngưỡng 1,12 là ngưỡng kháng cự đầy thách thức do số đơn hàng nhà máy của Đức tăng kém hơn kỳ vọng. Số liệu sản xuất công nghiệp của Đức công bố vào tối thứ Ba, và khả năng nó sẽ giảm. Số liệu IVEY PMI của Canada cải thiện không thể giúp đồng loonie giữ vững trong xu hướng tăng trên ngưỡng 1,34.