Hôm 13/7, tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã công bố một báo cáo, theo đó nâng dự báo tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ vào năm 2023, bất chấp những khó khăn về kinh tế khi Trung Quốc và Ấn Độ đẩy nhanh việc mở rộng sử dụng nhiên liệu.
Cụ thể, tổ chức này dự kiến toàn thế giới sẽ tiêu thụ thêm 2.25 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2024, tăng 2.2% so với mức tăng 2.44 triệu thùng/ ngày vào năm 2023. Có thể nói, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ là điều kiện tiên quyết cho thấy sức mạnh của thị trường dầu mỏ cũng như sự phục hồi của nền kinh tế; đồng thời tác động lớn đến những quyết định chính sách của OPEC và các quốc gia đồng minh, được gọi là OPEC+. Trước đó vào tháng 6, tổ chức này đã gia hạn quyết định hạn chế nguồn cung đến năm 2024 để hỗ trợ thị trường.
Đặc biệt, bộ Năng lượng Nga - nước xuất khẩu dầu top đầu thế giới gần đây cũng đã tuyên bố đã và sẽ cắt giảm sản lượng xuất khẩu đến 500,000 thùng mỗi ngày, do sự gia tăng về nhu cầu dầu của thị trường trong nước, cũng như bổ sung việc tự nguyện giảm khai thác của OPEC. Tất cả những điều trên đều gia tăng xác suất giá dầu tăng giá trong tuần này.
Nguồn: Economic Trading
Như vậy, báo cáo mới được công bố đã cho thấy OPEC đang có một góc nhìn hết sức lạc quan đối với nhu cầu dầu mỏ trong năm 2024, thậm chí vượt mức dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Ngoài ra, tổ chức này của dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới là 2.5% trong năm tới; với giả định là gánh nặng lạm phát được gỡ bở và đỉnh lãi suất sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Về thị trường chứng khoán, sau đà tăng kéo dài 1 tuần của giá dầu, chứng khoán Mỹ kết phiên cuối tuần với sắc xanh nhẹ: Dow Jones (+0.33%), Nadaq (-0.18%), S&P500 (-0.1%). Thị trường trong nước có phiên giằng co sau đó hâp thụ áp lực cung, chạm mốc 1168.4 (+0.26% DoD); đà tăng phân hóa nhưng được đồng thuận bởi nhóm tài chính. Như vậy sau những “tin đồn” xấu ra, thị trường vẫn xuất hiện dòng tiền chực chờ mua lên, có phải là dấu hiệu của xu hướng tăng bền vững? Những cổ phiếu có tín hiệu trong phiên? Đón xem…