Thị trường ngoại hối 17/05/2019
Viết bởi Kathy Lien, giám đốc điều hành chiến lược ngoại hối của BK Asset Management
Mọi người muốn biết đáy mà euro, Australian dollar và sterling có thể xuống. Cả 3 đồng tiền trên đều giảm mạnh tuần trước và một số thậm chí đã chạm đáy tỏng vài tháng. Nhu cầu đối với đồng bạc xanh cao khi mà USD được giao dịch cao hơn so với tất cả các đồng tiền chính. Cho dù chứng khoán phục hồi trong tuần trước, cũng vẫn khó thể thuyết phục nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng là tốt đặc biệt sau khi Trung Quốc cũng áp thuế suất thương mại. Nhà đầu tư có lý do để lo lắng và sắp tới ngân hàng trung ương cũng sẽ bày tỏ quan ngại của họ. Cuộc chiến thương mại sẽ mang hậu quả tới cho Mỹ và phần còn lại của thế giới, tuy nhiên, có thể nó sẽ ảnh hưởng tới Mỹ ít hơn khiến USD và cổ phiếu tăng.
Nỗi sợ về tăng trưởng tại khu vực Châu Âu, Anh, Úc và New Zealand là lý do chính cho đồng tiền các quốc gia này đang có kết quả tệ hại. Ngân hàng trung ương cảnh báo về bất ổn chính trị trong tháng trước, và hiện tại chúng ta biết được Mỹ và Trung Quốc đã đối đầu nhau trực diện khiến viễn cảnh càng thêm tồi tệ. Trong sáng thứ Sáu, Trung Quốc đặt nghi vấn về sự chân thành từ phía Mỹ khi họ nói rằng việc Mnuchin đến và đàm thoại là vô nghĩa khi “Mỹ không cho thấy sự chân thành trong các cuộc đàm thoại, thay vào đó, họ liên tục kéo dài các chiến lược gây áp lực. Một mặt, họ nói họ muốn đối thoại, nhưng mặt khác họ lại làm một số trò để phá hoại cuộc đối thoại mà họ muốn.”
Sau báo cáo kinh tế trong tuần này, ngân hàng Úc sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lãi suất trong tháng tới và theo đó là nới lỏng trong mua thu. Dự kiến lạm phát đang giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và họ đang mất dần đi việc làm toàn thời gian. Thị trường chỉ đặt cược 69% khả năng cắt giảm lãi suất trong tháng 6 nhưng chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ này phải lên đến 90 – 95%. Ngân hàng Úc không có điều gì hay ho để nói về nền kinh tế trong cuộc họp đầu tháng này và lý do duy nhất khiến họ trì hoãn chỉ bởi vì họ muốn chờ cho quyết sách của Trump. Thuế suất thương mại và đàm thoại thương mại sụp đổ là viễn cảnh tồi tệ nhất cho Trung Quốc và Úc. Biên bản tuần tới có thể gây ảnh hưởng xấu hơn là tốt đối với đồng tiền. AUD/USD kết thúc tuần ở đáy 4 tháng và chúng tôi nghĩ nó sẽ còn đi xuống nữa ở gần mức 0,6750.
NZD cũng chịu áp lực bán ra nặng nề, giảm xuống đáy kể từ tháng 10. Trong tháng này, mới chỉ có 3 ngày tích cực cho cặp tiền NZD/USD. Nhà đầu tư bỏ qua cải thiện trong hoạt động sản xuất. Ngân hàng New Zealand cắt giảm lãi suất trong tháng này và thị trường đặt cược vào 65% khả năng về một lần nới lỏng nữa trong năm nay. Nếu hoạt động sản xuất tốt lên thì sự yếu kém sẽ nằm ở hoạt động dịch vụ, và rủi ro sẽ là giảm trong báo cáo PMI tuần tới. Thặng dư thương mại cũng sẽ được bình thường hóa sau khi tăng mạnh tháng trước. Doanh số bán lẻ cũng sẽ tăng khi mà chi tiêu thẻ tăng trong Q1. Tương tự AUD, NZD dự kiến sẽ đi xuống nhưng cũng sẽ sớm tìm thấy mức hỗ trợ. 0,65 cent là một ngưỡng quan trọng cần theo dõi cho cặp tiền NZD/USD.
USD/CAD thử và không thành công ở mức 1,35 lần thứ 3 trong vòng 4 tháng. Mặc dù tăng trưởng giá tiêu dùng chậm lại trong tháng 4, nền kinh tế Canada vẫn vượt trội so với quốc gia khác. Tăng trưởng việc làm cao, giá nhà ổn định và doanh số sản xuất tăng vọt trong tháng 3. Doanh số nhà sẵn có cũng tăng trong tháng 4 với nhu cầu lớn từ Vancouver và Toronto. Theo thống đốc Poloz, tăng trưởng sẽ nhanh hơn trong nửa sau năm. Từ đó, chúng ta có thể thấy đỉnh ngắn hạn cho USD/CAD – sự đảo chiều mạnh mẽ trong thứ Sáu là dấu hiệu cho thấy đợt điều chỉnh xa hơn đối với cặp tiền này xuống dưới 1,34.
Không như các đồng tiền khác, euro không có sự kiện gì đặc biệt trong tuần. Tuy nhiên, lượng mua ít khiến EUR/USD giảm trong 5 ngày qua. Số liệu khu vực Châu Âu không tốt nhưng euro giảm phần lớn do lo ngại từ thị trường về tăng trưởng toàn cầu. Ngân hàng trung ương Châu Âu luôn ở vị thế phòng thủ trong hầu hết năm, cảnh báo nhiều lần về rủi ro này, trừ khi quan hệ Mỹ - Trung được cải thiện, còn không họ cũng sẽ không có nhiều điều tốt đẹp để nói về trong cuộc họp tháng 4. Lo ngại về tương lai khiến nhà đầu tư hoàn toàn bỏ qua quyết định của Trump về trì hoãn thuế ô tô trong 6 tháng. Điều này khiến họ có thêm thời gian thỏa thuận với Nhật Bản và Châu Âu. PMI Châu Âu và báo cáo IFO Đức được công bố trong tuần tới. Nếu số liệu không tốt chúng ta sẽ thấy EUR/USD tiếp tục rớt xuống 1,10.
Bảng Anh là đồng tiền tồi tệ nhất. Nó đã mất hơn 2% giá trị so với đồng bạc xanh, JPY, và Franc Thụy Sỹ. Không có nhiều số liệu được công bố ngoài báo cáo thị trường lao động dù không lạc quan nhưng cũng không quá tệ hại. Tỷ lệ thất nghiệp được cải thiện nhưng thu nhập trung bình tuần lại giảm mạnh. Đối với bảng Anh, vấn đề lớn nhất là Brexit. Không có nhiều tiến triển, và thủ tướng May có kế hoạch để bỏ phiếu dự thảo của bà lần thứ Tư. Bảng Anh chịu áp lực do không có nhiều thay đổi trong rủi ro về Brexit không thỏa thuận. Dữ liệu lạm phát và doanh số bán lẻ được công bố tuần tới. Chi tiêu có thể được cải thiện. 1,2700 là mốc hỗ trợ quan trọng cho GBP/USD nhưng việc rớt xuống 1,26 không phải thiếu thực tế.