Kế hoạch của các Ngân hàng trung ương sẽ xác lập động thái tiếp theo của thị

Ngày đăng 19:22 14/08/2019

Là một phần trong tổ hợp bài viết về những động thái hiện tại và trong quá khứ của ngân hàng trung ương, bài viết này sẽ đề cập đến các yếu tố chính của trước đây và hiện tại để làm nổi bật những gì chúng tôi tin chính là một sự “sắp đặt” khó tin trên thị trường toàn cầu.

Sự sắp đặt này gần giống như một ván cờ phức tạp, trong đó hai người chơi có kỹ năng chiến đấu để giành kiểm soát và đến gần hết ván, một người chơi còn lại quân Vua, Xe và Tốt trong khi người chơi khác có lợi thế lớn với các quân cờ mạnh hơn . Tuy nhiên, khi trò chơi tiếp tục, người chơi ở thế yếu hơn có thể loại bỏ một hoặc hai trong số các quân cờ của người kia và di chuyển con tốt của mình đến cuối bàn cờ để biến nó thành quân Hậu – từ đó thay đổi cục diện của ván cờ và cuối cùng giành chiến thắng.

Personal Saving

Có phải Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương toàn cầu đã xây dựng một loại quy trình tương tự trong nền kinh tế toàn cầu? Chúng ta có thể viết lại câu hỏi này theo cách khác như là liệu có phải các ngân hàng trung ương toàn cầu đã vô tình tạo ra một vấn đề lớn về tín dụng/nợ bằng cách rót vốn vào thị trường toàn cầu để châm ngòi cho sự phục hồi kinh tế? Và có phải việc mua lại tất cả các khoản nợ / tín dụng này cũng giống như “một cuộc rượt đuổi quân Vua” khi các quốc gia không hiểu được những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến động thái này? Có phải cục diện của các thị trường toàn cầu đã không còn những lợi thế tồn tại từ ba đến bốn năm trước?

Hãy điều tra dữ liệu để xem những gì chúng ta có thể tìm hiểu gì về những gì đang thay đổi trên thị trường.

Để hiểu về tâm lý tiêu dùng, quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra sự thay đổi trong tỷ lệ tiết kiệm của người tiêu dùng. Kể từ cuộc khủng hoảng thị trường tín dụng năm 2008-09, người Mỹ đã bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn mặc dù lãi suất tiết kiệm đã giảm đáng kể. Đây là một sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng đang cố gắng tiết kiệm nhiều tiền mặt hơn để đề phòng cho một số vấn đề trong tương lai.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ở mức thấp hơn nhiều so với năm 2011 và 2012. Đáng lẽ tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn hoặc tăng vừa phải, với lượng vốn đã được đổ vào thị trường toàn cầu. Nhưng chúng tôi tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang bị kẹt trong một tình trạng mà vốn không thể được triển khai hiệu quả trên toàn cầu vì những thất bại kinh tế vốn có và những quá trình ngăn cản sự tăng trưởng trong tương lai. Chúng tôi đã thảo luận về điều này trong bài viết trước về cách các nền kinh tế toàn cầu và Hoa Kỳ bị mắc kẹt trong một phương thức vận hành của thế kỷ 19 trong khi cố gắng thay đổi sang cách thức hoạt động của thế kỷ 21. Quá trình chuyển đổi này có thể mất thêm từ 10 đến 20 năm nữa, nhưng cuối cùng nó sẽ xảy ra.

Cho đến khi quá trình chuyển đổi được hoàn thành, những khó khăn sẽ xuất hiện khi những kỳ vọng đầu tư truyền thống bị phá vỡ - thúc đẩy sự phục hồi kinh tế tại thế kỷ 21.

GDP Growth Projection

Giá cả hàng hóa là một ví dụ hoàn hảo về cách nền kinh tế thế kỷ 19 tự đào thải trong khi nền kinh tế thế kỷ 21 mới cần một nền tảng chắc chắn. Dầu là một ví dụ điển hình của nền tảng kinh tế thế kỷ 19 cho tăng trưởng và sản lượng kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phổ biến của thế giới năng lượng mặt trời, và các nguồn năng lượng tái tạo khác, giá dầu đã giảm xuống gần 52USD/ thùng gần đây và có thể giảm xuống mức 35 USD đến 38USD/thùng trong những tháng tới. Mới gần đây thôi, giá dầu còn đang là 120USD/thùng- chuyện quái gì đã xảy ra vậy?

Biểu đồ về chỉ số giá cả hàng hóa này làm nổi bật sự thay đổi đang diễn ra về vốn và phương thức hoạt động kinh tế. Trong khi thị trường hàng hóa đã từng tăng giá trong những năm 2005 ~ 07 và 2010 ~ 12, giờ đã được thay thế bằng thị trường hàng hóa giảm giá. Đây có phải là dấu hiệu của sự sụp đổ trong nền kinh tế toàn cầu? Theo một cách nào đó, thì đúng là như vậy. Nhưng chúng tôi tin rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự dịch chuyển kinh tế khỏi các quy trình và chức năng của thế kỷ 19 và hướng tới một mô hình kinh tế thế kỷ 21 năng động hơn cho toàn cầu.

Tuy nhiên, sẽ có đầy những biến động giá cả rất lớn, thất bại, thành công và là cơ hội cho những nhà đầu tư kỹ thuật lành nghề, có thể nắm bắt được các vận động của giá cả khi chúng xảy ra.

Global Price Index of All Commodities

Cuối cùng là biểu đồ Chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ (CPI). Hãy để ý khu vực được tô màu XANH (từ đầu những năm 1960 đến 2000) thể hiện CPI dương như thế nào? Lưu ý rằng điều đó đã thay đổi như thế nào vào năm 2000 và sau năm 2000, mức CPI dao động từ dương sang âm khá thường xuyên? Bây giờ, hãy chú ý đến sự tăng dần của các đỉnh sau vụ nổ bong bóng Dot Com 2000 đã được thay thế bằng sự suy giảm của các đỉnh sau cuộc khủng hoảng thị trường tín dụng 2008-09. Điều gì khiến CPI vận động theo cách này? Tại sao việc tăng giá cả hàng hóa không thể tiếp tục lên cao như đã diễn ra trong nhiều thập kỷ trước năm 2008-09?

Customer Price Index

Chìa khóa để hiểu tất cả những điều này là việc tăng giá trước năm 2000 là một sự tăng giá được thúc đẩy bởi tiền lương, thu nhập, sự giàu có và cơ hội từ một mô hình kinh tế thế kỷ 19 hoàn chỉnh. Biên độ tăng giá từ năm 1990 đến 2000 có liên quan đến sự dịch chuyển sớm từ mô hình kinh tế thế kỷ 19 sang mô hình kinh tế Dot Com (mạng internet) (mô hình kinh tế mới đang phá vỡ những trung tâm thương mại được xây dựng và thay thế chúng ằng những trung tâm mua sắm trực tuyến). Sự phục hồi năm 2005 được thúc đẩy bởi sự nới lỏng định lượng (QE) ở mức vừa phải ở Hoa Kỳ cũng như sự hồi phục của các mô hình kinh tế truyền thống liên quan đến cơ hội kinh tế liên tục xuất hiện ở nước ngoài, châu Âu và sự phát triển công nghệ kỹ thuật số trên hầu hết các nước đang phát triển.

Sau đó là cuộc khủng hoảng năm 2008-09, nó giống như việc mất đi 3 pít-tông của một cái xe động cơ V8. Bạn vẫn có thể lết xe và trở về nhà, nhưng có lẽ bạn phải liên tục đổ nhiên liệu mạnh vào nó để giữ cho nó chạy và hy vọng nó không làm hỏng luôn một hoặc hai pít-tông khác.

Biểu đồ tủy chỉnh về Smart Cash Index (Chỉ số dòng tiền thông minh) này là một ví dụ hoàn hảo về cách vốn hoạt động trên thị trường. Dòng vốn né tránh rủi ro bằng cách tránh xa các sự kiện rủi ro và dồn vào đầu tư cho một cơ hội như một cách phòng vệ và lợi nhuận được thiết lập để đạt được kết quả tối ưu.

Hãy để ý đến cái cách vốn đã rời khỏi thị trường toàn cầu trong năm 2018 và cách nó tái nhập thị trường từ 2011 đến 2015. Hãy chú ý đến sự sụt giảm trong Smart Cash Index và bạn sẽ nhận thấy các mức giảm này diễn ra cùng lúc với đợt nới lỏng định lượng của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và ngân hàng trung ương toàn cầu. Hãy chú ý thật kỹ đến sự sụt giảm trong năm 2015-2016. Tại sao dòng vốn lại muốn tránh rủi ro trong thời gian này và điều gì khiến thị trường toàn cầu sợ rủi ro cao sau đó? Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ - đó là những gì đã xảy ra. Và những gì sẽ xảy ra vào tháng 11 năm 2020? Yup - bạn đoán đúng rồi đấy.

Tại sao những rủi ro trở nên quá cao vào những thời điểm này và vốn đổ xô vào đâu khi những sự kiện này xảy ra?

Smart Cash Custom Index

KẾT LUẬN

Trong phần IV của bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời một số câu hỏi lớn hơn của bạn và chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao chúng tôi tin rằng có một cơ hội đáng kinh ngạc đang tồn tại cho các nhà giao dịch kỹ thuật lành nghề trong suốt 24 tháng tới.

Sử dụng phân tích kỹ thuật và các chiến lược hiệu quả, chúng ta có thể theo dõi xu hướng thị trường và thu được lợi nhuận từ chúng cho dù thị trường vận động theo cách nào.

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.