Cơn bão Florence đã gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng từ 17 tỷ USD đến 22 tỷ USD với hàng ngàn căn nhà, cao ốc cũng như các công trình khác tại khu vực Carolinas phải xây dựng lại khi nước rút. Thị trường gỗ, nguyên liệu chính cho việc xây dựng đã mất 20% giá trị kể từ khi cơn bão đến và đang được giao dịch ở đáy trong 16 tháng.
Tuyên bố áp thuế lên 200 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc vào ngày thứ Hai đã đánh mạnh vào ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Mỹ và hợp đồng tương lai của gỗ trên sàn giao dịch Chicago Mercantile đã phản ánh về nhu cầu gỗ tăng cao do hậu quả của cơn bão.
Đây là thời điểm
“Đây chắc chắn là thời điểm” theo Jock O’Connell - chuyên gia kinh tế thương mại tại Beacon Economics có trụ sở tại California.
Mức thuế mới nhất lên Trung Quốc từ Mỹ áp 10% lên một số loại gỗ ép cũng như gỗ sồi, gỗ phong, gỗ tần bì, gỗ anh đào… và các sản phẩm cửa nguyên chiếc. Tuy nhiên phần lớn nguồn cung gỗ của Mỹ lại xuất phát từ Canada nên mức thuế này có thể chỉ mang tính tượng trưng. Dù vậy, trong danh sách áp thuế của Mỹ cũng bao gồm cả những sản phẩm như sàn vinyl, phủ tường, vật dụng gia đình như đồ nội thất, đèn và thảm hay các đồ điện tử như tivi, máy hút bụi. O’Connell cũng nhấn mạnh “kể cả khi nhà có cấu trúc kiên cố đứng vững trước cơn bão thì người dùng cũng sẽ cần những sản phẩm như vậy để có thể phục hồi lại cuộc sống trước đó.”
Mức thuế suất ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu về gỗ
Khi mà Mỹ thực thi thuế suất lên gỗ từ Canada, nhu cầu về gỗ đã chậm đi do chi phí tăng lên. “Thực tế cơn bão có thể tạo nên một làn sóng nhu cầu trong năm cho tấm ốp, khung và các loại sản phẩm gỗ không nhất thiết khiến giá gỗ tăng lên có vẻ đúng trong lúc này” O’Connell nói “đó chính là thứ tạo nên kỳ bán tháo này.”
Kể từ tháng 2, Mỹ đã áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp khoảng 20% hoặc hơn lên gỗ mềm từ Canada như thông và tùng. Phản ứng đầu tiên của nhà đầu tư trong CME gỗ là tốt và đẩy giá nhà tại Mỹ lên cao. Nhưng chỉ số nhà khởi công xây dựng tại Mỹ đã thấp đi kể từ tháng 7 khiến hợp đồng tương lai gỗ rớt 30% từ đỉnh hồi tháng 6.
Cuối tuần vừa rồi, nó lại tiếp tục giảm 3% hôm thứ Sáu và đến thứ Hai thì giảm 14% trước khi kết thúc thứ Ba giảm thêm 4% nữa.
Gỗ giao dịch ở gần mức đáy tháng 5 2017
Mức đáy trong phiên giao dịch thứ Ba là $348,10 do hợp đồng gỗ tương lai tháng 11 trên CME đánh dấu mức giá thấp nhất được giao dịch kể từ tháng 5 2017.
Theo như phân tích kỹ thuật từ Investing.com thì khuyến nghị “Bán mạnh” đối với hợp đồng tháng 11.
“Do ảnh hưởng của cơn bão này, việc tái xây dựng sẽ phải diễn ra tại Carolinas trước khi mùa đông đến. Tuy nhiên chưa có gì chắc chắn về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Canada vào lúc đó để giảm giá nguồn cung gỗ.” theo O’Connell.
Thước đó niềm tin nhà xây dựng tại Mỹ thực hiện bởi Hiệp hội xây dựng nhà quốc gia không thay đổi trong tháng 9 khi mà giá liên tục giảm suốt mùa hè. Tuần trước, hiệp hội này cảnh báo về thuế suất áp lên thép nhập khẩu và vận chuyển gỗ Canada đến Mỹ “sẽ tăng giá nguyên vật liệu xây dựng một cách không cần thiết và làm tăng thêm khủng hoảng sở hữu nhà.”
Không chắc chắn và không có động tĩnh gì với cơ sở hạ tầng
“Tâm lý thị trường không thích sự không chắc chắn và nếu vấn đề về thuế không được giải quyết sớm thì ta sẽ sớm thấy giá gỗ còn tiếp tục giảm trong ngắn hạn.” theo Adam Sarhan, nhà sáng lập kiêm CEO của quỹ 50 Park Investments có trụ sở tại New York.
Bỏ qua chiến tranh thương mại, vẫn còn một yếu tố khác đang đè nặng lên giá gỗ đó chính là thái độ hờ hững của Trump với cơ sở hạ tầng.
“Đáng lẽ cơ sở hạ tầng phải là một phần quan trọng trong chính sách của Trump nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì với nó. Và nói tới cơ sở hạ tầng thì gỗ là một trong những nhân tố chính. Bởi vậy, nếu chúng ta vẫn chưa nghe được thông tin gì mới về cơ sở hạ tầng thì giá gỗ sẽ tiếp tục chịu sức ép.” Sarhan chia sẻ.
Trump bảo vệ tư tưởng chiến tranh thương mại
Khi mà Trump đưa ra ý tưởng trị giá 500 tỷ USD để thay thế cơ sở hạ tầng đã cũ kỹ và thuê nhiều nhân công trong quá trình này, thì những nhà chỉ trích nói rằng toàn bộ những gì họ thấy và nghe là cam kết của ông trong quá trình tranh cử về việc xây dựng một bức tường biên giới Mỹ - Mexico vẫn chưa được thực hiện.
Trump bảo vệ tư tưởng chiến tranh thương mại trong một loạt tweets hôm thứ Hai nói rằng giá nội địa tăng “nhưng gần như là không đáng chú ý” và “đang đưa Mỹ vào vị thế chủ động hơn trên bàn đàm phán.”
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng lúc đang chịu nhiều áp lực từ doanh nghiệp cũng như là giới chính trị gia tại nước này để buộc ông đồng ý với thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ mới với Mỹ và Mexico theo báo cáo của Reuters hôm thứ Ba. Washington trước đó đã công bố về một thỏa thuận song phương đạt được với Mexico và trong thỏa thuận này sẽ đẩy Ottawa ra khỏi hiệp định thương mại 25 năm. Về phía Trudeau, ông vẫn một mực tin tưởng rằng Canada không tham gia vào hiệp định đó còn tốt hơn tham gia một hiệp định nhiều bất lợi.
Giá gỗ có thể tiếp tục tăng vào cuối năm
Kể cả trong trường hợp hiệp định thương mại Mỹ - Mexico diễn ra mà không có một thỏa thuận nào đạt được với Canada, thì giá gỗ vẫn có thể tăng vào cuối thu do hoạt động tái xây dựng tại Carolinas.
“Khi mà mọi người đến chợ và nói rằng họ cần gỗ, cần thép, cần tường thạch cao thì giá những mặt hàng đó chắc chắn sẽ tăng. Và kể cả khi Mỹ vẫn áp thuế lúc bấy giờ thì điều này chỉ khiến giá cả đắt lên thêm mà thôi.” theo O’Connell.
Cùng quan điểm, Michael Carpenter - phó chủ tịch hiệp hội xây dựng nhà Bắc Carolina nói rằng “Sẽ sớm có một sự thiếu hụt nguyên liệu xây dựng”.