- Niềm tin đối với các chỉ số giảm do dữ liệu nhà máy toàn cầu yếu khiến thị trường lo ngại tiến bộ thương mại Mỹ-Trung có lẽ đã đến quá muộn
- Lãi suất trái phiếu giảm khi tâm lý từ bỏ rủi ro gia tăng
- Bitcoin giảm gần 20%
- Giá dầu WTI giảm do quan ngại nhu cầu toàn cầu đã bù đắp các vấn đề tích cực từ nhóm OPEC+
- Chỉ số giá sản xuất khu vực Châu Âu trong tháng 5 được công bố vào thứ Ba, cùng dữ liệu PMI ngày thứ Tư.
- Thị trường Mỹ đóng cửa ngày thứ Năm trong ngày Quốc khánh.
- Báo cáo việc làm Mỹ công bố ngày thứ Sáu, dự kiến tăng 160.000 việc làm trong tháng 6, hồi phục từ mức 75.000 trong tháng trước.
- Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0,2% lên mức cao nhất trong 10 tuần.
- Chỉ số MSCI thị trường mới nổi tăng ít hơn 0,05%, đạt mức cao nhất trong 2 tháng, phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
- Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,3% lên mức cao nhất trong 2 tháng.
- Chỉ số USD tăng ít hơn 0,1%.
- Đồng euro tăng 0,1% lên $1,1295, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Bảng Anh giảm 0,1% xuống $1,2628, mức thấp nhất trong 2 tuần.
- Yên Nhật tăng 0,1% lên 108,32/USD, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
- Lãi suất trái phiếu Mỹ 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,01%.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức không đổi ở mức -0,36%, gần mức thấp kỷ lục.
- Lãi suất trái phiếu 10 năm của Anh giảm 1 điểm cơ bản xuống 0,8%, mức thấp nhất trong 1 tuần.
- Giá dầu WTI tăng 0,1% lên $59,14/thùng.
- Vàng tăng 0,6% lên $1.392,77/ounce, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Sự kiện chính
Niềm tin đối với các chỉ số S&P 500, Dow và NASDAQ 100 chững lại vào sáng nay, từ bỏ mức cao kỷ lục mới hôm qua sau vài tín hiệu cho thấy hoạt động sản xuất ở Mỹ cùng các thị trường Châu Âu và Châu Á chậm lại khiến thị trường lo ngại rằng tiến bộ trong quan hệ Mỹ-Trung có lẽ đã đến quá muộn, để có thể giải cứu nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái. Nhu cầu trái phiếu tăng trước quan ngại kinh tế mới, trong khi giá dầu giảm do nhu cầu giảm.
Chỉ số STOXX 600 của Trung Quốc vẫn tăng sau khi chạm ngưỡng kháng cự.
Vào đầu phiên Châu Á, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,17% bất chấp các cuộc tranh chấp qua đêm do chỉ số này đang bắt kịp với thông tin tích cực từ cuộc đình chiến thương mại sau kỳ nghỉ lễ. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,36%, đứng thứ 2, và vẫn quay cuồng với kế hoạch của Nhật Bản nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu quan trọng đối với ngành công nghệ của nước láng giềng.
Tài chính toàn cầu
Vào ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục mới nhờ thoả thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung thứ Bảy tuần trước, nhưng kết phiên dưới mức này do dữ liệu hoạt động nhà máy của Mỹ tăng trưởng tốc độ chậm nhất kể từ tháng 10/2016, cho thấy cuộc đình chiến có lẽ đến quá muộn.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,77% nhưng ngành phòng thủ như Dịch vụ tiện ích và Bất động sản đều giảm 0,2%, đạt mức đóng cửa kỷ lục lần đầu tiên kể từ 20/6 cũng như là mức cao kỷ lục lần đầu tiên kể từ 21/6. Ngành công nghệ dẫn đầu đà tăng với mức 1,61% do các nhà sản xuất chip được hưởng lợi từ lời hứa của Tổng thống Trump khi gỡ bỏ các lệnh cấm đối với các công ty Mỹ cung ứng linh kiện cho Huawei.
Ngành công nghiệp tăng 0,17% và ngành năng lượng tăng 0,14%. Giao dịch trước đó khá yên ắng do số đơn hàng mới giảm làm lu mờ hoạt động nhà máy không yếu như dự kiến. Ngành năng lượng đi theo diễn biến giảm của giá dầu sau khi dữ liệu kinh toàn cầu đánh thức lại mối quan tâm về nhu cầu, bù đắp thông tin tích cực khi các nhà sản xuất OPEC+ tiếp tục giảm sản xuất cho đến tháng 3 năm sau.
Về mặt kỹ thuât, chỉ số SPX đóng cửa trên ngưỡng cao kỷ lục ngày 21/6 khoảng 0,18 điểm, nhấn mạnh đường kháng cự.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,44%, chỉ số NASDAQ Composite tăng mạnh nhất với mức 1,06%, tiến gần ngưỡng cao trong 2 tháng.
Nhà đầu tư gia tăng nắm giữ trái phiếu, dấu hiệu khi thương mại toàn cầu chững lại và những hoạt động sản xuất đẩy lên tâm lý từ bỏ rủi ro. Về mặt kỹ thuật, lãi suất trái phiếu 10 năm đang thử đáy của mô hình cờ tiếp diễn trong lần thứ 4 trong nỗ lực bứt phá và tiếp tục xu thế giảm. Mô hình giảm bắt đầu phát triển ngay sau cờ tăng hoàn thiện, xu hướng giảm nối theo đà giảm trước đó.
USD chững lại sau đợt tăng 0,74% ngày hôm qua lên gần với đỉnh 2 tuần trong động thái mạnh mẽ nhất kể từ 21/03. Về mặt kỹ thuật, bước tăng ngày hôm qua cắt bên trên đường 200 DMA, sau khi thoát khỏi đường 200 WMA tuần trước. USD đang ở gần đỉnh của kênh giảm trong ngắn hạn, trong khi đó, vẫn duy trì trong xu thế tăng trung hạn.
AUD mạnh lên sau khi ngân hàng Úc cắt giảm lãi suất như đã dự báo từ trước, nhưng một đợt cắt giảm sâu hơn nữa không được đảm bảo.
Vàng tìm thấy mức hỗ trợ ở đường xu hướng tăng kể từ 30/05, sau khi đường 50 DMA cắt trên đường 100 DMA trong đợt tăng 7% giữa 17/06 và 24/06.
Bitcoin giảm phiên thứ 4 liên tiếp, thiệt hại lên đến gần 20%. Một số chuyên gia đã coi đà tăng không ổn định vừa rồi như một bong bóng bộc phát.
Giá Dầu WTI giảm nhưng đáng ra còn giảm sâu hơn bởi các báo cáo về hoạt động sản xuất chậm lại trên toàn cầu, điều này làm lu mờ những tin tức tích cực từ hội nghị OPEC & OPEC+ tại thành phố Viên.
Về mặt kỹ thuật, mức giá đang phát triển thành mô hình cờ giảm, tăng sau các đợt tăng gần đây. Sự phát triển giữa đường xu thế giảm kể từ cuối tháng 4 và đường 200 DMA nhấn mạnh tầm quan trọng của mức giá hiện tại, và một động thái mạnh mẽ có lẽ là tăng giá theo sau.
Tin tiếp theo
Chuyển động thị trường
Cổ phiếu
Tiền tệ
Trái phiếu
Hàng hoá