Tuần trước đánh dấu bước ngoặt lớn đối với USD. Lần đầu tiên kể từ khi Jerome Powell trở thành Chủ tịch của Fed, họ cân nhắc đến việc nới lỏng chính sách. USD giảm do thị trường hạ nhiệt bớt về việc giảm lãi suất trong tháng 7. Chỉ số USD giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng, và cặp USD/JPY đạt ngưỡng như hồi tháng 1. Các loại tiền tệ được hưởng lợi nhiều nhất là Canadian và New Zealand, tuy nhiên, AUD bị bỏ lại đằng sau do khả năng nới lỏng thêm, làm giảm mức độ hấp dẫn của nó.
Fed đã thay đổi đồng bạc xanh theo nhiều cách. Nhưng nó tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng tôi cho rằng trong tuần giao dịch này các chính sách tiền tệ ôn hoà của RBA và ECB khiến AUD và EUR bị tụt lại đằng sau. Trong tuần này công bố một số báo cáo kinh tế, nhưng cũng có nhiều câu chuyện chính trị có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường. Tâm điểm vẫn là cuộc họp thượng đỉnh G20 vào cuối tuần, nhưng nhà đầu tư vẫn nên theo dõi động thái của Iran. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẹp yên một cuộc đình công trước khi nó xảy ra, nhưng họ có thể một chiến lược khác để trả đũa việc Iran bắn một máy bay không người lái trong vùng biển quốc tế. Đối với G20, nếu các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu, nó là khởi đầu cho một đà tăng đối với USD/JPY.
USD
Rà soát dữ liệu
- Fed chuẩn bị giảm lãi suất: Bảng Dot plot cho biết 8 thành viên ủng hộ giảm 25 điểm cơ bản trong năm 2019.
- Khảo sát Empire State -8,6 so với dự kiến 11
- Chỉ số thị trường nhà ở NAHB 64 so với dự kiến 67
- Số nhà ở mới xây 1269K so với dự kiến 1239
- Cấp phép xây dựng 1294K so với dự kiến 1292K
- Cán cân vãng lai -$130 tỷ so với dự kiến -$124 tỷ
- Số đơn thất nghiệp 261K so với dự kiến 220K
- Khảo sát Fed của Philadelphia 0,3 so với dự kiến 10,4
- Doanh số nhà ở hiện hữu so với dự kiến 5,3 triệu căn
Xem trước dữ liệu
- Doanh số nhà mới: thị trường nhà ở được hỗ trợ do không có khả năng giảm lãi suất trong năm nay.
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng: Chứng khoán giảm, căng thẳng thương mại tăng, cùng chỉ số Đại học Michigan giảm ảnh hưởng đến niềm tin.
- Số đơn hàng hoá lâu bền: Số đơn hàng giá trị cao khó dự báo nhưng dự kiến sẽ ổn định sau khi giảm trong tháng 4.
- Điều chỉnh GDP của Q1: Điều chỉnh khó dự báo nhưng thay đổi có thể khiến thị trường chuyển động.
- Thu nhập và chi tiêu cá nhân: Khả năng tăng do doanh số tăng.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 106,50
- Kháng cự 108,50
Nhà đầu tư USD kỳ vọng nới lỏng chính sách năm 2019
Nhờ có Fed, đợt giảm ngắn hạn của USD đã trở thành đỉnh dài hạn. Fed có thể hỗ trợ thị trường bằng cách giảm lãi suất 2 lần trong năm nay. Mặc dù Fed vẫn duy trì quan điểm táo bạo trong tháng 3 và một loạt nhà đầu tư vẫn nghi ngờ về việc giảm lãi suất một lần 25 điểm cơ bản trong năm nay, tuy nhiên khả năng giảm 50 điểm cơ bản khiến USD “đánh bại” các ngưỡng hỗ trợ. Nhà đầu tư hoàn toàn mất cảnh giác do họ chưa bao giờ cho rằng Fed có thể ôn hoà như các ngân hàng trung ương khác. Thất nghiệp ở mức thấp và thị trường chứng khoán ở mức cao kỷ lục nhưng Fed không thể tiếp tục bỏ qua khi tăng trưởng toàn cầu và lạm phát chậm lại. Đầu tiên, họ cho rằng ảnh hưởng chỉ có thể tạm thời, nhưng nay họ quan ngại về hiệu ứng của nó trên diện rộng đối với toàn nền kinh tế đến nỗi mà 8 thành viên cho rằng cần phải giảm lãi suất trong năm nay, 7 người trong số đó còn dự báo sẽ giảm lãi suất 2 lần. Hồi tháng 3, không ai cho rằng cần phải giảm lãi suất.
Chỉ những thay đổi này khiến USD bị bán tháo kéo dài. Nhưng nhà đầu tư cần phải chọn lọc về các loại tiền họ chọn mua so với USD. Cặp USD/JPY là nhạy cảm nhất đối với các loại thông tin. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đạt thoả thuận thương mại, cặp USD/JPY sẽ trở lại trên ngưỡng 109. Nhưng nếu đàm phán không có bước chuyển tích cực, căng thẳng thương mại cùng việc Fed trở nên ôn hoà hơn khiến USD/JPY giảm xuống ngưỡng 105. Mặc dù, euro, Bảng và AUD được hưởng lợi từ việc USD giảm, chúng là những loại tiền tệ kém hấp dẫn nhất do các ngân hàng trung ương của những nước này cũng cân nhắc về việc nới lỏng chính sách. CAD và Franc Thuỵ Sỹ là hấp dẫn nhất, NZD cũng vậy nếu RBNZ cho rằng họ không có kế hoạch tiếp theo sau khi đã giảm lãi suất trong tháng 5.
Đồng thời, chúng tôi cho rằng thị trường quá thận trọng với việc giảm lãi suất trong tháng 7. Chủ tịch Fed Powell có một số điều tốt nói về nền kinh tế như là thị trường việc làm vẫn đang tốt. Ông cho rằng vẫn chưa quá cần thiết phải nới lỏng chính sách và cho rằng họ vẫn trong trạng thái “chờ và theo dõi". Ông cho rằng họ “sẽ học được nhiều về rủi ro trong thời gian gần" và nếu số liệu hoặc bức tranh rủi ro trở nên xấu hơn, họ vẫn có đủ hỗ trợ để nới lỏng nhanh chóng Mặc dù không cần thiết phải hành động ngay nhưng họ vẫn có thể chờ 1 đến 2 tháng nếu số liệu CPI hoặc NFP gây thất vọng. Thị trường chứng khoán tăng kỷ lục sẽ cho họ thêm thời gian nhưng không nhiều. Tất cả những điều này có thể khiến USD hồi phục trong ngắn hạn, đặc biệt khi không có dữ liệu Mỹ công bố trong tuần này, nhưng xu hướng của USD sẽ giảm.
Nếu bạn đã bỏ qua cuộc họp Fed, đây là 6 điều cần biết về động thái của Fed trong tháng này:
- Fed giữ nguyên lãi suất, và bỏ từ “kiên nhẫn” ra khỏi tuyên bố FOMC.
- Lần đầu tiên, bảng Dot plot đưa tín hiệu giảm lãi suất, 8 trong số 17 thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay (7 trong số đó ủng hộ giảm lãi suất 2 lần).
- Fed quan ngại rằng lạm phát, hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư kinh doanh sẽ tiếp tục giảm.
- Fed giảm dự báo lạ phát cùng như tăng GDP và dự báo tỷ lệ thất nghiệp.
- Tăng việc làm và chi tiêu tiêu dùng vẫn không đủ để bù đắp rủi ro giảm giá.
- Tuy nhiên Fed vẫn muốn hơn. Họ vẫn quan sát thêm từ những dữ liệu sắp tới và bức tranh rủi ro trong ngắn hạn.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- Biên bản cuộc họp ngân hàng Úc động thái tiếp theo đối với lãi suất là cắt giảm.
New Zealand
- PMI dịch vụ 53,6 so với 52 trước đó
- Niềm tin người dùng Westpac Q2 103,5 so với 103,8 trước đó
- Tài khoản hiện tại Q1 0,675 tỷ so với dự kiến 0,16 tỷ.
- Q1 GDP qua quý 0,6% so với dự kiến 0,6%.
- Q1 GDP qua năm 2,5% so với dự kiến 2,3%.
Canada
- Doanh số sản xuất -0,6% so với 0,4% trước đó
- CPI 0,4% so với dự kiến 0,1%
- CPI qua năm 2,4% so với dự kiến 2,1%
- Doanh số bán lẻ 0,1% so với dự kiến 0,2%
- Doanh số bán lẻ trừ ô tô 0,1% so với dự kiến 0,4%
Xem trước dữ liệu
Úc
- Không có dữ liệu chính nào
New Zealand
- Quyết định lãi suất ngân hàng New Zealand: dự kiến không cắt giảm lãi suất nhưng ngân hàng New Zeland vẫn để ngỏ khả năng nới lỏng
- Cán cân thương mại: có lẽ sẽ suy yếu với việc sụt giảm trong chỉ số PMI sản xuất
- Niềm tin kinh doanh và người dùng ANZ: cả 2 sẽ giảm đi khi nền kinh tế của Úc & Trung Quốc đều rơi vào trì trệ
Canada
- GDP: tăng trưởng mạnh trong thương mại nhưng doanh số bán lẻ lại sụt giảm
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ AUD ,6900; NZD ,6500; CAD 1,3100
- Kháng cự AUD ,7000; NZD ,6600; CAD 1,3400
Khả năng đi lên với AUD
Cả 3 đồng tiền hàng hóa đều đang hưởng lợi từ đợt bán tháo của USD, và chúng ta có thể nhận thấy AUD đang phục hồi mạnh mẽ trong những ngày tới. Nhận định gần đây từ chính quyền Trump đã thúc đẩy tâm lý tích cực và phần nào giảm nhiệt chiến tranh thương mại, khiến Úc và New Zealand hưởng lợi. Chúng ta sẽ không biết cho đến cuối tuần liệu cuộc đối thoại giữa ông Trump và ông Tập có diễn ra tốt đẹp hay không, nhưng chúng tôi có thể dự báo về việc chốt lời đối với những người bán ra AUD/USD. Không có các báo cáo kinh tế lớn cho Úc và Trung Quốc đe dọa đến đà tăng nên tiềm năng cho AUD vẫn sẽ tiếp tục tăng
Mặt khác, NZD sẽ nhận tín hiệu từ cuộc họp của ngân hàng trung ương. Lần họp cuối, họ đã giảm lãi suất khoảng 25bp. Quyết định đó đưa NZD/USD xuống đáy 6 tháng, nhưng đợt giảm không kéo dài bởi ngân hàng trung ương có đề cập họ sẽ chỉ giảm 1 lần và duy nhất trong năm. Kể từ đó, chúng ta vẫn chưa thấy xu thế rõ ràng nào cho nền kinh tế New Zeland. Dữ liệu GDP mới nhất là mạnh mẽ và hoạt động ngành dịch vụ cũng đang đi lên. Sản xuất, lạm phát và chi tiếu thấp hơn nhưng chừng đó là chưa đủ khiến ngân hàng New Zeland quyết định cần thiết phải hạ lãi suất thêm lần nữa. Nền kinh tế thế giới đang suy yếu là không bàn cãi, có thể ngân hàng New Zeland sẽ không bày tỏ quan ngại về điều này nhưng NZD sẽ phản ứng như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của ngân hàng New Zealand với việc nới lỏng thêm. Nếu họ có cảm giác cần phải tiếp tục hạn lãi suất phòng ngừa, NZD/USD sẽ đảo ngược đà tăng nhanh chóng, nhưng nếu mọi chuyện không có gì thay đổi thì NZD/USD sẽ chạm 67 cent dễ dàng trong các ngày tới.
CAD có lẽ đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Canada luôn là một trong những nền kinh tế tốt nhất thế giới. Nhưng sau báo cáo doanh số bán lẻ đáng thất vọng tuần trước, đã bắt đầu có những vết rạn nứt và đồng tiền quốc gia thì đang chuẩn bị rơi vào một đợt điều chỉnh. Doanh số bán lẻ chỉ tăng 0,1% so với tháng 4, con số này là quá thấp nếu so với mức tăng 1,3% của tháng trước đó. Chúng tôi vẫn luôn thận trọng liệu rằng CAD có thể tăng được bao lâu, bởi sớm muộn gì Canada cũng sẽ nhận thấy hệ quả của tăng trưởng toàn cầu suy yếu. Và hiện tại, khi những dấu hiệu đầu tiên đã lộ diện thì có lẽ CAD sẽ bị bán tháo mạnh mẽ.
EURO
Rà soát dữ liệu
- Khu vực Châu Âu cán cân thương mại 15,3 tỷ so với dự kiến 17 tỷ
- Khu vực Châu Âu CPI 0,1% so với dự kiến 0,2%
- Khu vực Châu Âu ZEW -20,2 so với dự kiến -1,6
- Đức ZEW hiện tại 7,8 so với dự kiến 6,1
- Dự báo ZEW Đức -21,1 so với dự kiến -5,6
- Khu vực Châu Âu PPI -0,1% so với dự kiến 0,1%
- Ngân hàng Châu Âu tài khoản hiện tại 20,9 tỷ so với 24.7 tỷ trước đó
- GE PMI sản xuất 45,4 so với dự kiến 44,6
- GE PMI dịch vụ 55,6 so với dự kiến 55,2
- GE PMI kết hợp 52,6 so với dự kiến 52,5
- Khu vực Châu Âu PMI sản xuất 47,8 so với dự kiến 48
- Khu vực Châu Âu PMI dịch vụ 53,4 so với dự kiến 53
- Khu vực Châu Âu PMI kết hợp 52,1 so với dự kiến 52
Xem trước dữ liệu
- Đức IFO: khả năng giảm với đơn hàng nhà máy, sản lượng công nghiệp và ZEW giảm
- Đức CPI: khả năng giảm với giá dầu giảm trong tháng Năm cũng như là PPI đi xuống
- Khu vực Châu Âu niềm tin: niềm tin có xu thế giảm với hoạt động sản xuất thấp hơn
- Khu vực Châu Âu CPI: khả năng giảm với giá dầu đi giảm trong tháng Năm cũng như là PPI đi xuống
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 1,1300
- Kháng cự 1,1500
Liệu đà tăng của euro có bền vững?
Ngân hàng Châu Âu có thể tỏ ra ôn hòa, nhưng đảo ngược bất ngờ của Fed khiến EUR/USD đi lên đỉnh trong 2 tháng. Dữ liệu PMI khu vực Châu Âu mạnh hơn dự kiến cũng khiến nhà đầu tư hy vọng rằng ngân hàng Châu Âu có thể sẽ trì hoãn nới lỏng. Trong thị trường ngoại hối, tiền tệ được được điều hướng bởi những sự kiện mới nhất. Trong khi ngân hàng Châu Âu đề cập đến cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào đầu tháng, chuyển biến gần nhất đến từ Fed và thị trường được định vị sai hướng. Euro đã bị bán tháo mạnh mẽ, và trong khi một số nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tỏ ra ôn hòa, không ai kỳ vọng 8 thành viên sẽ thay đổi quan điểm và bắt đầu cổ vũ cho việc cắt giảm lãi suất trong năm nay. Kết quả là EUR/USD tăng lên trên so với trung bình động của các đồng tiền chính, mở cơ hội đi lên 1,1500. Chúng tôi không kỳ vọng báo cáo kinh tế trong tuần có thể giúp đồng tiền, nhưng động thái euro hiện tại hoàn toàn được điều hướng bởi khả năng hấp thụ của thị trường đối với USD. Nền kinh tế Châu Ây đang chậm lại và lạm phát suy yếu, nhưng liệu có báo cáo kinh tế nào trong tuần này tạo ra bất ngờ, mang đến ly do đủ lớn cho EUR/USD đi lên.
BẢNG ANH
Rà soát dữ liệu
- Bank of England leaves rates unchanged and acknowledges global risks, but says if forecast holds, hike may be needed.
- Ngân hàng Anh không thay đổi lãi suất dù ghi nhận rủi ro trên toàn cầu nhưng họ cho rằng nếu dự báo vẫn giữ nguyên thì việc tăng có thể sẽ cần
- CPI qua tháng 0,3% so với dự kiến 0,3%
- CPI qua năm 2% so với dự kiến 2%
- CPI lõi 1,7% so với dự kiến 1,6%
- PPI đầu vào 0% so với dự kiến 0,2%
- PPI đầu ra 0,3% so với dự kiến 0.2%
- Doanh số bán lẻ -0,5% so với dự kiến -0,5%
- Doanh số bán lẻ trừ ô tô -0,3% so với dự kiến -0,4%
Xem trước dữ liệu
- Q1 GDP điều chỉnh: Khó thể dự đoán nhưng thay đổi sẽ là động thái thị trường
Mốc quan trọng
- Hỗ trợ 1,2600
- Kháng cự 1,2800
Ngân hàng Anh vẫn nhìn nhận động thái tới là tăng lãi suất
Tương tự những ngân hàng trung ương khác, ngân hàng Anh tỏ ra thận trọng với tăng trưởng toàn cầu và tăng lo ngại về rủi ro giảm. Dù vậy, theo như công bố chính sách tiền tệ, họ vẫn tin rằng nếu dự báo là chính xác, chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết. Điều này lý giải tại sao, sau khi giảm vào đầu tiên, đồng bảng phục hồi nhanh chóng. Cho đến khi Anh quyết định cách họ đưa ra kết luận cho Brexit, ngân hàng Anh sẽ chần chừ tăng lãi suất. Nhưng nếu căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng và tăng trưởng toàn cầu trì trệ, họ có thể sẽ thay đổi lập trường và nói về việc nới lỏng. Theo báo cáo kinh tế mới nhất, nền kinh tế không có kết quả tốt. Doanh số bán lẻ giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp khoảng 0,5% đưa mức lãi suất qua năm giảm từ 5,1% xuống 2,3%. Không có cuộc họp báo sau cuộc họp nào diễn ra, trong bài phát biểu của mình, thống đốc Mark Carney cũng không nhận định về chính sách tiền tệ. Khi mà cuộc đua lãnh đạo đảng Bảo thủ đang kiềm chế đồng tiền, thì triển vọng bớt ôn hòa từ phía ngân hàng Anh có thể đưa cặp tiền này lên trên 1,28.