Về phía người nắm giữ cổ phiếu Facebook (NASDAQ:FB), cơn ác mộng dường như chưa chấm dứt. Sau khi tụt giảm đến 22% chỉ trong vòng 2 ngày trong tháng 7 với những số liệu báo cáo kết quả kinh doanh quý II đáng thất vọng, thì đà giảm của cổ phiếu này vẫn tiếp tục. Và đáng buồn hơn khi điều này lại diễn ra trong khi những thành viên khác của nhóm FAANG lại đang liên tiếp đạt được các mốc kỷ lục mới như Apple (NASDAQ:AAPL) và Amazon (NASDAQ:AMZN).
Liệu cổ phiếu Facebook sẽ chìm nghỉm trong bao lâu nữa và đây là đã cơ hội để bắt đáy cho những nhà đầu tư ưa thích Facebook? Theo quan điểm của chúng tôi, thời điểm thích hợp vẫn chưa tới.
Đầu tiên, công ty này đang dành hàng tỷ USD để thỏa mãn các nhà lập pháp, chính trị gia và công chúng để thuyết phục họ rằng hệ thống của Facebook hoàn toàn an toàn đặc biệt là sau những rắc rối liên quan đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu chọn tại Mỹ và sự cố Cambridge Analytica.
Số tiền đầu tư cho cơ sở vật chất và bảo mật (bao gồm cả kế hoạch tuyển dụng hàng ngàn người để theo dõi những vấn đề liên quan đến thông tin sai lệch và can thiệp chính trị) tăng 50-60% trong năm nay theo như CFO David Wehner chia sẻ vào 25/07. Chi phí vốn để đầu tư tài sản vật lý như trung tâm dữ liệu cũng tăng lên 15 tỷ USD trong năm 2018, mức chi phí cao gấp đôi so với năm ngoái.
Trong một bài viết gần đây, Facebook có nói về việc phát triển các công nghệ mới và hợp tác với bên thứ ba nhằm chống lại các thông tin sai lệch cùng với kiểm tra nhanh ảnh lẫn videos tại 27 đối tác trong 17 quốc gia trên thế giới.
Facebook đang được “bảo vệ tốt hơn” so với 2 năm trước theo như CEO Mark Zuckerberg chia sẻ trong một bài viết gần đây. Zuckerberg cũng nêu bật kế hoạch của Facebook để loại bỏ các tài khoản giả mạo và tăng cường tính bảo mật của hệ thống.
Toàn bộ chi phí đầu tư lẫn cách thức triển khai của Facebook để chống lại các quy định có thể ép buộc Facebook thay đổi mô hình kinh doanh của họ, tuy nhiên cái giá phải trả là quá lớn.
Lượng tương tác của người dùng giảm
Mối đe dọa thứ 2 ảnh hưởng đến cổ phiếu Facebook là lượng tương tác người dùng. Theo như thống kê của Pew Research Center vào tháng này, người dùng Facebook đang có chiều hướng thay đổi hành vi của họ sau sự cố liên quan đến bầu cử Mỹ vào năm 2016. Hơn ½ lượng người dùng nói rằng họ đã thay đổi cài đặt bảo mật của họ trong năm ngoái. 4/10 người dùng tạm ngưng sử dụng và ¼ trong số đó thậm chí đã xóa bỏ ứng dụng Facebook.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, Facebook cho thấy tăng trưởng doanh thu đang ở mức đáng báo động giảm từ 40% xuống 20%. Tương lai của Facebook sẽ ra sao phụ thuộc rất lớn vào việc họ sẽ vượt qua các vấn đề họ đang đối mặt như thế nào để có thể tiếp tục thể hiện trên tốc độ tăng trưởng.
Trong vài tuần tới, khi Facebook công bố kết quả kinh doanh chúng ta sẽ thấy một bức tranh rõ ràng hơn. Nên nhớ rằng trong lịch sử, Facebook đã từng bị dự báo một cách thận trọng nhưng họ đã vượt lên một cách ngoạn mục.
Tổng kết
Dường như những phương án trên không phải là một con đường nhanh chóng để cổ phiếu Facebook sớm phục hồi. Khoản đầu tư tốn kém, chính sách chặt chẽ hơn và lượng tương tác người dùng chậm lại đang tạo thành một thế khó để công ty có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng doanh thu trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư dài hạn, Facebook lại là một cái tên hấp dẫn một khi chính sách đã ổn định và doanh thu của công ty phục hồi trở lại. Kể cả khi đối mặt với nhiều yếu tố tiêu cực, thì Facebook vẫn đang tạo ra một mức lợi nhuận đáng kể - theo dự báo lãi suất sẽ ở mức 30% trong năm nay.
Mua vào cổ phiếu Facebook khi đang ở đáy nghĩa là nhà đầu tư đang kỳ vọng vào tiềm năng của Facebook. Không quá khi nói đó là một lựa chọn khôn ngoan khi ông lớn này sở hữu đến 2 tỷ người dùng hàng tháng và những ứng dụng nổi bật như Instagram hay Whatsapp.