Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Sau một ngày có phần chững lại, nhà đầu tư lại tiếp tục mua vào USD. Đồng bạc xanh đang dần tăng lên mức đỉnh mới khi so sánh với euro, đồng bảng, AUD và NZD. Đồng tiền yết giá lại càng tăng hơn khi cặp AUD/USD đã chạm đáy kể từ tháng 1 2017 trong khi NZD/USD cũng rớt xuống mức đáy kể từ tháng 2 2016. Theo nhận định, đồng bạc xanh tăng giá không toàn toàn đến từ nghi ngại rủi ro vì hôm nay, cổ phiếu & trái phiếu tại Mỹ cũng đều nhích lên. Giá xuất nhập khẩu của Mỹ cũng không thật ấn tượng còn dữ liệu Châu Âu thì lại khá khả quan. Đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thoát khỏi đáy, vì vậy nên những áp lực từ thị trường mới nổi là không quá đáng lo ngại. Chính điều này khiến cho nhà đầu tư đang thắc mắc điều gì đứng phía sau động thái mua vào ngày hôm nay.
Có lẽ câu trả lời nằm trong một bức tranh tổng quan hơn. Khi ta nhìn vào thông tin toàn cầu, không thiếu những sự không chắc chắn có thể dễ dàng gây tổn hại lên tiền tệ. Ở Châu Âu, chúng ta thấy không có một chính sách tích cực nào được ban bố tại Thổ Nhĩ Kỳ, ngân hàng Châu Âu thì vẫn đang tiềm ẩn rủi ro còn tỷ lệ đánh cược về việc sẽ không có Brexit đang tăng lên. Kể cả khi ngân hàng có thể hạn chế tối đa thiệt hại, thì ảnh hưởng lên niềm tin nhà đầu tư và niềm tin kinh doanh cũng là không thể tránh khỏi. Tại khu vực Châu Á, cường quốc Trung Quốc cũng đang làm khu vực trở nên dậy sóng khi chỉ số tiêu dùng và sản xuất công nghiệp đang chậm lại. Căn cứ vào những điều trên, phần nào ta có thể hiểu tại sao nhà đầu tư lại đang lưỡng lự với việc bắt đáy hoặc chấp nhận rủi ro. Khi mà lực mua vào là ít, thì bên bán lại đang chuẩn bị chờ đón công bố doanh thu bán lẻ của Mỹ vào thứ Tư. Khi mà lương và chỉ số việc làm đều tăng trưởng, thì chỉ số tiêu dùng được dự đoán cũng sẽ tăng theo, và như vậy Mỹ không những chỉ có một nền kinh tế ổn định mà trong tình cảnh hiện tại họ đang làm tốt hơn phần còn lại của thế giới. Sự tăng trưởng gần đây cho thấy dấu hiệu ngân hàng trung ương sẽ khó thể tăng lãi suất trong khi Fed thì cần một lý do thật thuyết phục mới có thể thông qua việc tăng lãi suất trong tháng tới.
Euro là đồng tiền tệ giảm sâu nhất trong hôm nay khi mà nhà đầu tư đều lo ngại Châu Âu sẽ là nơi bắt đầu của khủng hoảng thị trường mới nổi tiếp theo. Và những nghi ngại này thậm chí còn đang che phủ đi các chỉ số tích cực ở khu vực Châu Âu. Trên thực tế, tăng trưởng GDp tỏng Q2 ở khu vực Châu Âu đã vượt lên trên dự đoán, tăng 0,4% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là Đức là quốc gia duy nhất có mức tăng trưởng tốt còn lại các quốc gia khác dường như đứng yên hoặc chỉ tăng ở mức chậm trong Q2. Theo một khảo sát của ZEW thì chỉ số niềm tin của nhà đầu tư đã tăng đáng kể, chỉ tiếc đây lại là số liệu trước khi đồng Lira Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoảng. Giữa tâm điểm căng thẳng thương mại, tốc độ tăng trưởng chậm của Trung Quốc cùng nền kinh tế khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến triển vọng kinh tế Châu Âu trở nên mờ mịt hơn. Một khi cặp EUR/USD mất mốc 1.13 thì điểm dừng tiếp theo sẽ là 1.12.
Đồng Bảng đóng phiên ở gần mức đáy 1,2705. Đây là một tuần quan trọng đối với Anh, nhưng “thèm muốn rủi ro”, tâm lý thị trường và những thông tin liên quan Brexit tiếp tục sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn so với số liệu báo cáo. Chỉ số việc làm được công bố vào sáng thứ Ba được cho rằng sẽ giúp đồng Bảng tăng giá nhưng trên thực tế lại không như vậy mặc dù chỉ số lương có tăng nhẹ và tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp hơn dự đoán. Và trong thứ Tư này, số liệu chỉ số giá tiêu dùng sẽ được công bố. Trong tất cả những báo cáo được đưa ra vào tuần này, số liệu làm phát được đánh giá sẽ có ảnh hưởng tích cực nhất lên đồng Bảng bởi sức ép về giá là lý do chính cho việc ngân hàng Anh tăng lãi suất trong tháng này. Dù vậy, với sức ép bán ra mạnh mẽ của GBP và các rủi ro bên ngoài có hể sẽ cản đà tăng của đồng tiền này. Động thái bán tháo GBP lại càng bị thúc đẩy sau khi Thư ký Ngoại giao của Anh phát biểu rằng nguy cơ về việc không có Brexit đang tăng nhưng GBP/USD suy giảm do đồng USD tăng giá chứ không đến từ bản thân nước Anh.
Tiền tệ niêm yết giá đang có các kết quả không nhất quán. Khi mà AUD đang chịu nhiều áp lực từ phiên giao dịch tại Châu Âu và New York, thì NZD lại phục hồi vào cuối ngày. Ở một diễn biến khác thì CAD thậm chí còn vượt hơn so với đồng bạc xanh và là đồng tiền tệ duy nhất có kết quả tích cực. Đợt phục hồi này bắt nguồn từ giá dầu tăng khi mà USD đã có ảnh hưởng đến giá dầu. Với AUD và NZD, không dễ để cho tiền tệ 2 quốc gia này có kết quả tốt khi mà nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại với những báo cáo không mấy tích cực cho sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ được công bố vào đêm thứ Hai.