Nhiều người cho rằng Ngân hàng trung ương Nhật sẽ không thay đổi chính sách sớm trong cuộc họp 2 ngày bắt đầu từ 20/6, mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và Fed vẫn tỏ ra ôn hoà, khả năng yên tăng so với USD.
Hầu hết các nhà kinh tế trưởng cho rằng BoJ sẽ nới lỏng chính sách. Tuy nhiên, dựa vào các tín hiệu cơ bản hiện nay, yên vẫn sẽ mất thời gian để tăng. Trong quá khứ, thị trường chứng khoán đều tăng mỗi khi kinh tế Mỹ suy yếu do nhà đầu tư tập trung vào các chính sách nới lỏng của Fed.
Chúng tôi nhận thấy xu hướng tương tự ở Trung Quốc. Mặc dù nhà đầu tư nên phụ thuộc vào diễn biến kinh tế dài hạn, họ nên tận dụng động thái thị trường trong ngắn hạn. Chúng tôi sẽ chớp lấy cơ hội đó nhờ các chỉ báo kỹ thuật.
Sau khi cặp USD/JPY hoàn thành đỉnh đôi ngày 14/5, cặp này sẽ tiếp tục điều chỉnh trong xu hướng giảm với các lá cờ tăng, nhấn mạnh xu hướng giảm ổn định khi người bán vẫn tiếp tục tăng khối lượng. Khi nhu cầu cạn kiệt, người bán giảm giá để tìm người mua mới.
Sau khi hoàn thành 2 mô hình như vậy, USD đang giao dịch so với yên theo mô hình tương tự với phiên thứ ba liên tiếp. Phiên bứt phá giảm sẽ hình thành xu hướng giảm khác do một loạt các lệnh sẽ khiến giá tiếp tục rơi xuống mức thấp của năm, gần ngưỡng hỗ trợ năm ngoái.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư thận trọng nên chờ giá giảm dưới ngưỡng $107,50, trước khi cân nhắc lệnh Bán.
Nhà đầu tư trung bình nên chờ phiên bứt phá xu hướng giảm đi cùng động thái cho thấy nguồn cung đủ để giữ giá thấp hơn, với ít nhất một cây nến dài màu đỏ nhấn chìm một cây nến xanh hoặc một cây nến nhỏ bất kỳ màu nào.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán khi gía bứt phá xu hướng giảm. Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận sẽ tăng nếu họ chờ giá điều chỉnh về mức tăng ngày thứ Hai.
Giao dịch mẫu
- Điểm vào: 108,50
- Cắt lỗ: 109,00
- Rủi ro: 50 pips
- Mục tiêu: 107,00
- Lợi nhuận: 150 pips
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3