Tại cuộc họp ngày 30 tháng 11, được tổ chức trong tuần này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã vấp phải khó khăn. Các-ten (các thành viên trong tổ chức) không đạt được sự đồng thuận về sản xuất dầu. Nhóm được triệu tập lại vào ngày 3 tháng 12, để tham gia vào các cuộc thảo luận chi tiết hơn.
Cuộc họp OPEC+, được lên kế hoạch vào ngày 1 tháng 12, cũng được dời sang ngày 3 tháng 12.
Giá dầu phản ứng tiêu cực trước thông tin rằng OPEC không thể đạt được thỏa thuận về sản lượng dầu vào thứ Hai nhưng đã phục hồi lại vào thứ Tư khi các báo cáo cho biết tổ chức OPEC+ đang hoàn tất một thỏa thuận.
OPEC và OPEC+ vẫn rất có khả năng đạt được thỏa thuận về tỷ lệ sản xuất dầu trong ba tháng đầu năm 2021. Trong giai đoạn họ vẫn đang làm việc về thỏa thuận này, các sự kiện trong vài ngày qua cho thấy rằng một sự tái cơ cấu lớn hơn đang diễn ra trong cả hai tổ chức có thể có tác động đến thị trường dầu trong nhiều năm tới.
Điều cốt lõi gì đang giữ cho OPEC và OPEC+ đứng vững?
Những bất đồng dường như tập trung vào hai vấn đề.
- Thứ nhất: Làm thế nào OPEC có thể buộc các nước thành viên đã sản xuất quá mức hạn ngạch phải bù đắp lại cho việc sản xuất dư thừa đó trong tương lai.
- Thứ hai: Liệu OPEC+ có nên nâng mức sản lượng hiện tại của mình lên trong ba tháng đầu năm 2021 hay không, hay liệu OPEC+ có nên thực hiện kế hoạch tăng dần sản lượng trong ba tháng đó hay không.
Kể từ khi OPEC thành lập, việc không tuân thủ quy tắc của các thành viên đã là một vấn đề thường xuyên. Gần đây nhất, Saudi Arabia đã dẫn đầu trong các nỗ lực cố gắng khắc phục vấn đề này. Trong vài tháng qua, các quốc gia không cắt giảm đủ sản lượng khai thác dầu buộc phải đối mặt với áp lực phải cam kết cắt giảm sản lượng bổ sung để bù đắp cho việc họ không tuân thủ trước đó.
Biện pháp này có thể đã giúp thị trường dầu lấy lại một số niềm tin vào OPEC và OPEC+ trong mùa hè, sau cuộc họp vào tháng 3 với kết quả đầy thảm hại của nhóm dẫn đến sự sụp đổ của giá dầu. Tuy nhiên, việc thúc đẩy tuân thủ và trách nhiệm giữa các thành viên chỉ thành công một phần, vì một số quốc gia – Iraq – vẫn không tuân thủ. Các quốc gia sản xuất thừa khác, như Nga – thậm chí không bao giờ bị áp lực phải cắt giảm.
Theo Platts, UAE muốn thấy các cơ chế đền bù chặt chẽ hơn được thiết lập trước khi đồng ý gia hạn hạn ngạch sản xuất hiện tại cho ngay cả ba tháng đầu năm 2021. Theo Bloomberg, cũng có sự chia rẽ giữa Ả Rập Xê-út – quốc gia muốn thay đổi mức sản xuất hiện tại đến tháng 3 năm 2021 – và Nga, quốc gia đang tìm cách nâng dần mức sản xuất từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021.
Những gì đang xảy ra với các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất?
Mặc dù có những đồn đoán rằng UAE đang ngày càng thất vọng với các giới hạn sản xuất của OPEC và đang cân nhắc tách khỏi nhóm, nhưng rất khó có khả năng UAE sẽ thực hiện một động thái quan trọng như vậy. Thông tin rò rỉ này có lẽ là một phần của “cuộc chơi quyền lực” lớn hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Trong một thời gian dài, UAE đã khẳng định sự độc lập của mình trong khu vực Vùng Vịnh –đáng chú ý nhất là trong các vấn đề ngoại giao và phát triển hạt nhân. UAE tham gia vào hoạt động ngoại giao hạt nhân với Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế để có thể xây dựng lò phản ứng điện hạt nhân đầu tiên của mình.
Gần đây, nước này đã ký một thỏa thuận lịch sử để bình thường hóa quan hệ với Israel và dự kiến sẽ nhận được các máy bay chiến đấu – thứ mà Mỹ luôn mong muốn có được – dựa trên sự hợp tác mới này. Hiện hợp tác kinh tế giữa UAE và Israel đang bắt đầu. Nói cách khác, UAE đang tạo ra một vị thế táo bạo trong các vấn đề liên quan đến khu vực, điều này có ý nghĩa với sức mạnh kinh tế tương đối với các thành phố quốc tế có hàng nghìn du khách và chuyên gia nước ngoài.
Là một người ủng hộ và đàm phán thầm lặng thay mặt cho các chính sách của Ả Rập Xê-út trong OPEC, UAE đã đóng một vai trò có ảnh hưởng, mặc dù thấp hơn, trong việc đưa ra Tuyên bố hợp tác đầu tiên với Nga và các nước khác để thành lập nhóm OPEC+ vào năm 2016. Thông thường, UAE đưa ra một cuộc bỏ phiếu đáng tin cậy cho các vị trí được Saudi Arabia ủng hộ. Mối quan hệ có thể vẫn còn tồn tại, nhưng UAE là một thành viên độc lập với OPEC.
Sự quyết đoán mới của UAE trong OPEC nên được coi là một thành phần của sự tự tin tổng thể về chính trị và ngoại giao. Thay vì tìm cách lừa dối OPEC, UAE đang nắm bắt những gì họ coi là cơ hội để đạt được quyền lực và ảnh hưởng bằng cách dẫn đầu tại những nơi mà những người khác đã không thể gây được tiếng vang – bao gồm cả Ả Rập Saudi,.
Hãy nhớ lại rằng sự thúc đẩy của UAE trong OPEC diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty dầu mỏ của họ – ADNOC – công bố một phát hiện dầu độc đáo lớn và Hội đồng Dầu mỏ tối cao của Abu Dhabi đã thông qua kế hoạch cho ADNOC chi 122 tỷ đô la chi tiêu vốn trong 5 năm tới. So sánh điều này với công ty dầu mỏ quốc gia của Ả Rập Xê Út – Aramco (SE: 2222) lại đang phải đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu vốn và bán hàng tỷ đô la trái phiếu quốc tế để thực hiện các cam kết cổ tức của mình.
Bộ trưởng Dầu mỏ của UAE, Suhail Mazroui, từ lâu đã cảnh báo cộng đồng toàn cầu rằng sự sụt giảm chi tiêu vốn giữa các công ty dầu mỏ (cả tư nhân và nhà nước) trong 5 năm qua sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu trong tương lai. Một số công ty dầu mỏ hàng đầu, chẳng hạn như BP, đã bày tỏ quan điểm của công ty rằng nhu cầu dầu đã đạt đỉnh. Tuy nhiên, UAE không tán thành quan điểm này và họ đang định vị mình trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu trong ngành công nghiệp dầu mỏ trong tương lai. Bằng cách bỏ qua lý thuyết nhu cầu đang đạt đến mức đỉnh và tiếp tục với các kế hoạch CAPEX, ADNOC có thể tự định vị mình là người dẫn đầu trong những năm tới.
Trong khi đó, theo báo cáo, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê Út Abdulaziz bin Salman đã đe dọa từ chức đồng chủ tịch ủy ban JMMC vì thất vọng với tình trạng sản xuất quá mức kéo dài của quốc gia khác. Đây có thể chỉ là một lời đe dọa, nhưng nó làm nảy sinh vấn đề rằng liệu Ả Rập Xê-út có cần trở thành một đồng chủ tịch hay không. Trong khi đó, một số thành viên, đáng chú ý là UAE, đang thể hiện sự độc lập và sức mạnh nhiều hơn.
Tất cả những vấn đề này có ý nghĩa như thế nào với thị trường dầu mỏ
Các nhà theo dõi thị trường sẽ cần lưu ý nếu UAE có thể tận dụng thời kỳ suy yếu tương đối này trong phạm vi lãnh đạo OPEC và OPEC+. Ả Rập Xê Út sẽ luôn là nhà sản xuất quan trọng trên thị trường vì năng lực sản xuất và xuất khẩu của nước này có khối lượng lớn. Nếu Ả-rập Xê-út muốn, nước này có thể cung cấp một lượng rất lớn dầu ra thị trường bằng cách tăng lên 12 triệu thùng/ ngày như đã làm vào tháng 4 và dự kiến sẽ tăng công suất lên 13 triệu thùng/ ngày trong tương lai gần. So sánh với UAE hiện chỉ sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày, công suất 4 triệu thùng/ ngày. Nếu thành công trong việc mở rộng quy mô lên 5 triệu thùng/ ngày, nước này sẽ trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai trong OPEC và lớn thứ ba trong OPEC+ sau Nga. Tuy nhiên, năng lực sản xuất không phải là tất cả mọi thứ trong một tổ chức mà cần phải xây dựng liên minh để đạt được sự đồng thuận.
UAE có thể sẽ theo đuổi những vị trí nào với nhiều quyền lực hơn trong OPEC và OPEC+?
- Đầu tiên, có vẻ như UAE muốn tiếp tục tốc độ sản xuất cao, trái ngược với Ả Rập Saudi – vốn muốn cắt giảm sản lượng. UAE muốn tăng công suất và dường như muốn bán thêm. Ngoài ra, với nhà máy điện hạt nhân mới, UAE sẽ có thể xuất khẩu nhiều hơn lượng dầu mà họ sản xuất.
- Thứ hai, UAE có nền kinh tế đa dạng hơn so với một số nước sản xuất dầu khác. Mặc dù nền kinh tế địa phương đã gặp khó khăn gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, nền kinh tế UAE tự hào có các ngành thành công như tài chính, du lịch, dịch vụ kinh doanh và thương mại quốc tế...
Dầu mỏ là một thành phần của nền kinh tế UAE, nhưng quốc gia này không dựa vào giá cao như chính phủ Saudi Arabia làm. Và về quy mô nền kinh tế của đất nước này mạnh hơn Nga. Nói cách khác, một UAE nếu được trao quyền sẽ tự do hơn trong việc đưa ra các quyết định dài hạn, khôn ngoan trong OPEC+ mà không cần quan tâm nhiều đến giá dầu trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch có thể ít thấy OPEC+ cố gắng đẩy giá dầu lên ngay lập tức.