Tôi đã quan sát rất kỹ các vùng giá của Chứng khoán Việt Nam trong vài tuần qua và thấy rằng quan điểm đầu năm 2022 của Tôi vẫn đúng.
Từ tuần 51-2021, Tôi đã đưa ra nhận định về năm 2022 thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ điều chỉnh và tích luỹ. Tính tới thời điểm hiện tại, CKVN đã điều chỉnh 5 tháng liên tiếp.
EMA200 đã bị Breakout hoàn toàn theo xu hướng giảm. Có một vài yếu tố cho thấy thị trường chưa thể phục hồi trong ngắn và trung hạn.
VNINDEX breakout EMA200, đề phòng Bear Market
1. Dòng tiền
Năm 2022, TTCK VN chứng kiến các đợt rút tiền mạnh khỏi thị trường từ các nhà đầu tư khiến cho Thanh khoản tuột dốc. Một số mã chứng khoán thậm chí mất thanh khoản.
Đây sẽ là nhân tố chính khiến CKVN chưa thể hồi phục được trong ngắn và trung hạn.
2. Niềm tin
Sau hai cú sốc mạnh từ THM và FLC (HM:FLC), Louis Holding, thị trường đang trong đợt tổn thương đến từ những đợt thao túng giá CP khiến niềm tin bị xói mòn.
Thị trường cần thời gian để tự chữa lành và lành mạnh trở lại. Hệ luỵ của nó sẽ không thể kết thúc trong ngắn và trung hạn. Điều này là một phần tác động khiến Dòng tiền bị rút mạnh ra khỏi thị trường chứng khoán.
3. Chốt lời và phân tán tài sản
Tại vùng đỉnh 1500 VNINDEX, chúng ta đã thấy những Cá mập chốt hàng và khoản lợi nhuận đó chắc chắn sẽ được phân tán mà không quay 100% lại thị trường chứng khoán.
Chính vì vậy, thị trường cần những đợt tích luỹ người dùng mới để bù đắp lượng vốn đang ngày một yếu đi.
4. Rủi ro đại suy thoái
Đường cong lợi tức kho bạc 10 năm so với 2 năm vẫn đang ở mức rất thấp – gần phẳng. Cùng với lạm phát gia tăng trên toàn thế giới và nguy cơ về việc lan rộng chiến tranh Nga – Ukraine khi Mỹ – Châu Âu bơm vũ khí hạng nặng cho Ukraine sẽ là áp lực quá mạnh tới thị trường chứng khoán.
5. Việc cần làm
Cash is the king
Cash is the king – Tiền mặt là vua. Đây là thời điểm chúng ta cần giữ tiền mặt để chuẩn bị cho các cơ hội đến bất chợt và rất nhanh.
Trong tất cả các mảng đầu tư tài chính, nguồn tiền mặt phải đảm bảo dồi dào và sẵn sàng khi mọi thứ ổn định trở lại. Bối cảnh thị trường hiện đại sẽ không có chỗ cho những nhà đầu tư chậm chạp và thiếu vốn.
Lưu ý tài sản an toàn
Chúng ta phải lưu tâm tới bối cảnh phức tạp của cuộc chiến tại Nga – Ukraine. Trong một vài tuần tới khi các loại vũ khí hạng nặng được Mỹ và Phương Tây chuyển tới Ukraine, cục diện trận chiến sẽ khốc liệt hơn và rủi ro lan rộng cao hơn.
Việc Hoa Kỳ hồi sinh chương trình viện trợ Lend-Lease (Cho vay – Cho thuê) thời Thế chiến II, trong đó cho phép Mỹ cho vay hoặc viện trợ khí tài quân sự đến các nước đồng minh trong thời gian ngắn nhất. Ngoài Ukraine, những nước chịu ảnh hưởng từ chiến dịch quân sự của Nga như Ba Lan và các quốc gia Đông Âu cũng được hưởng lợi từ chương trình.
Đây là mấu chốt rủi ro nguy hiểm. Và chúng ta cần phân tán một phần tài sản qua các loại tài sản an toàn như Vàng. Giá Vàng có thể sẽ tìm kiếm hỗ trợ ở $1800 – $1842 để tiếp tục gia tăng nếu Căng thẳng lan rộng vì khi Chương tình viện trợ Lend-Lease được hồi sinh, Đồng nghĩa với việc thế giới có thể hiểu ngầm rằng Hoa Kỳ đã tham chiến.
Không đầu cơ
Trong bối cảnh hiện tại, tuyệt đối không được lao vào các mã cổ phiếu đầu cơ với bức tranh tài chính ảm đạm và tình hình kinh doanh thua lỗ.
Nhà đầu tư có thể sẽ mất thanh khoản và kẹt vốn ở các mã cổ phiếu này.
Đây không phải là Bối cảnh thị trường phù hợp để đầu cơ.
Không T+3
Ngoài ra, hàng T+ cũng phải tránh tuyệt đối bởi cổ phiếu có thể phục hồi 3-5% nhưng chỉ một phiên giảm sàn, mọi nỗ lực tăng sẽ bị xoá bỏ thay vào đó là khoản thua lỗ kéo dài.
Không phái sinh
Một nhược điểm của các đợt sụt giảm mạnh hoặc tăng trưởng mạnh là thường chúng sẽ không bền vững. Vì vậy, khi nhà đầu tư chuyển từ Chứng khoán cơ sở sang Phái sinh sẽ có khả năng Short theo xu hướng. Nhưng khi thị trường thay đổi đột ngột, nhà đầu tư sẽ thua lỗ toàn bộ những gì kiếm được trước đó.
Không CCQ Chứng khoán
Khi thị trường rơi vào Bear Market, thì chứng chỉ quỹ chứng khoán cũng rơi vào trạng thái Bear chung của thị trường.
Phía trên là kết quả của CCQ TCEF các bạn có thể thấy hiệu suất 1 tháng của TCEF đang âm 6.9%. Nếu thị trường tiếp tục đi xuống, TCEF sẽ tiếp thục giảm NAV đồng nghĩa với việc nếu mua, nhà đầu tư sẽ lỗ thêm.
Ưu tiên CCQ Trái Phiếu và Bluechip
Khi thị trường vào Bear Market, nhà đầu tư nên ưu tiên cho CCQ Trái phiếu như TCBF. Trong suốt 2 năm qua, Tôi vẫn khuyên các học viên mua CCQ Trái phiếu TCBF và tới hiện tại, khá nhiều học viên cảm ơn vì điều đó. Họ thực sự nhận ra được giá trị của CCQ Trái phiếu TCBF khi thị trường rơi vào bear market.
Mỗi mảng đầu tư sẽ phát huy giá trị và tác dụng trong một hình thái thị trường đặc biệt. Phần còn lại là chọn đúng thời điểm tham gia và thoát khỏi thị trường.
Phục hồi là để thoát hàng
Nhiều nhà đầu tư chưa trải qua Bear Market giai đoạn 2018 – 2020 nên chưa có kinh nghiệm xử lý tài khoản trong bối cảnh thị trường giảm giá.
Thị trường có 3 dạng hình thái chính:
- Bull Market
- Tích luỹ
- Bear Market
Trong Bull Market, khi giá nằm hoàn toàn trên EMA200, mỗi đợt giảm điều chỉnh và tích luỹ là một lần được phép Quân bình giá lên và nâng tỷ trọng.
Ngược lại với Bull Market, khi giá nằm dưới hoàn toàn EMA200, mỗi đợt tăng điều chỉnh và tích luỹ là thời điểm cần thoát hàng bởi Thị trường sẽ sớm thủng đáy và giảm sâu hơn.
Việc cố chấp sẽ càng làm nhà đầu tư rơi vào trạng thái thua lỗ. Nếu xác định được các yếu tố cơ bản này, Nhà đầu tư có quyền thoát hàng, chấp nhận thua lỗ để chờ các cơ hội tốt hơn.
Việc cắt lỗ không phải là chúng ta sẽ lỗ mãi mãi. Việc cắt lỗ giúp chúng ta có tiền để mua cổ phiếu với hai tiêu chí:
- Giá tốt hơn
- Số lượng nhiều hơn.
Xem thêm phân tích tại tohaitrieu.net