Điểm nhấn thị trường
TTCK phục hồi trong phiên hôm nay nhờ thông tin Fed cam kết giữ nguyên chính sách nới lỏng tiền tệ hiện tại cùng với kì vọng những hành động truy vết, tăng cường xét nghiệm của chính phủ có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Nhóm cổ phiếu dầu khí GAS (HM:GAS) (+3.15%), PVD (HM:PVD) (+2.13%), BSR (+1.72%) tăng mạnh trước thông tin PVN phát hiện mỏ dầu khí mới, Kèn Bầu, có trữ lượng lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam.
Khi tình hình Covid tạm lắng xuống, nhóm cổ phiếu Vingroup (HM:VIC) VIC (+1.92%), VHM (HM:VHM) (+3.51%), VRE (HM:VRE) (+1.57%) lấy lại nhịp phục hồi. Nhóm cổ phiếu ngân hàng CTG (HM:CTG) (+2.40%), TCB (HM:TCB) (+2.48%), VPB (HM:VPB) (+1.75%), HDB (HM:HDB) (+1.26%) cũng tăng trở lại nhờ nền tảng KQKD Q2 công bố khả quan mới đây.
Nhóm cổ phiếu ngành dược TRA (HM:TRA) (+3.13%), IMP (+0.72%), DHT (+5.6%), DMC (+3.06%) giao dịch tích cực nhờ kì vọng làn sóng Covid thứ 2 có thể giúp gia tăng doanh thu ngành này. NĐTNN tiếp tục mua ròng trong phiên hôm nay, tập trung ở VNM (HM:VNM) (+2.83%), VHM (+3.51%), KDC (HM:KDC) (+0.17%).
Hợp đồng tương lai/Quỹ ETF
Các HĐTL diễn biến tích cực trong phiên hôm nay nhờ kì vọng các biên pháp mạnh tay của chính phủ có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Chênh lệch F2008 và VN30 mở cửa ở mức -8.66 và thu hẹp mạnh lên -1.96 nhờ diễn biến tăng tích cực của thị trường cơ sở, trước khi giao động quanh -5.4 và -15.5 trong suốt phiên.
Hoạt động cover vị thế LONG diễn ra mạnh vào phiên ATC khiến chênh lệch suy giảm xuống mức thấp -15.82 khi NĐT phần nào vẫn dè chừng với thông tin dịch Covid-19 khó lường và với thông tin công bố GDP của Mỹ tới đây. NĐTNN mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay. Thanh khoản giảm nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức cao.
Tâm điểm cổ phiếu trong ngày
MWG (HM:MWG) tăng 1.78% lên 74,300 VNĐ/cp
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, MWG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 55.639 tỷ đồng (tăng trưởng 8%) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 2.027 tỷ đồng (giảm 4%) so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 59% kế hoạch LNST cả năm
Biên lợi nhuận gộp lũy kế 6 tháng đầu năm có sự cải thiện, đạt trên 21% (tăng cao hơn so với mức 17.8% cùng kỳ 2019) nhờ đẩy mạnh nhóm sản phẩm có biên lợi nhuận gộp tốt như gia dụng, phụ kiện, đồng hồ, thực phẩm và hàng tiêu dùng.
GVR giảm -1.46% xuống 10,100 VNĐ/cp
Quý II/2020, GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 3,315 tỷ (giảm 45.3%) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 454 tỷ (giảm 29%). So với kế hoạch, Công ty mới thực hiện được 25% chỉ tiêu doanh thu và 17% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của GVR âm hơn 1,042 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 968 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tiền thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản phải thu giảm.
Quan điểm kỹ thuật
VNIndex diễn biến phục hồi nhưng với biên độ dao động khá hẹp trong phiên và thanh khoản thấp.
Chúng tôi cho rằng thị trường đang tạm thời vận động trong vùng trung tính. Mặc dù cơ hội hình thành nhịp hồi phục ngắn hạn đang hiện hữu nhưng chỉ số cũng chưa loại bỏ được rủi ro có thể giảm thêm một vài phiên trước khi bước vào nhịp hồi phục này.
NĐT được khuyến nghị chỉ trải lệnh từng phần nếu chỉ số rơi về vùng mục tiêu, được điều chỉnh xuống 755-770. Trong trường hợp thị trường tiếp tục hồi phục sớm, việc giảm thiểu vị thế ngắn hạn còn lại trong tài khoản cần được cân nhắc tại vùng kháng cự 82x.
VN30 và F1 cũng ghi nhận phiên phục hồi dù áp lực bán vào cuối phiên của F1 phần nào đã thu hẹp đà tăng.
Chúng tôi cho rằng chỉ số đang tạm thời vận động trong vùng trung tính. Mặc dù cơ hội hình thành nhịp hồi phục ngắn hạn đang hiện hữu nhưng VN30 cũng chưa loại bỏ được rủi ro có thể giảm thêm một vài phiên trước khi bước vào nhịp hồi phục này.
NĐT được khuyến nghị có thể linh hoạt LONG/SHORT 2 chiều trong phiên tại các vùng hỗ trợ/kháng cự gần.