Thị trường ngoại hối 24/06/2019
Viết bởi Kathy Lien giám đốc chiến lược ngoại hối của BK Asset Management
Tuần giao dịch mới đã bắt đầu nhưng dư âm từ tuần trước vẫn tiếp tục kéo dài đến phiên giao dịch thứ Hai khi đồng bạc xanh nối dài đà giảm so với các đồng tiền lớn khác. AUD và NZD là những đồng tiền được lợi nhất sau khi thống đốc ngân hàng Úc Lowe chia sẻ suy nghĩ về tác động của việc cắt giảm lãi suất xuống sâu hơn nếu “mọi người đều đang nới lỏng.” Đây là nhận định ngượng ngùng bởi giảm lãi suất đồng thời sẽ tác động đến tỷ giá, còn chi phí cho vay đi xuống sẽ giúp thúc đẩy kinh doanh và người tiêu dùng nội địa. Bất kể rằng thị trường đặt cược AUD & NZD cao hơn nghĩa là họ phỏng đoán rằng ngân hàng trung ương có thể tiến hành giảm lãi suất trong tuần tới. Ngân hàng New Zealand có cuộc họp vào thứ Tư và mức tăng ngày hôm nay đánh dấu ngày thứ 5 tăng liên tiếp đối với cặp NZD/USD cho thấy nhà đầu tư không quá trông chờ vào động thái ôn hòa thái quá.
Mở đầu tuần lặng lẽ chỉ là khởi đầu cho một tuần giao dịch bận rộn mà dưới đây là 5 sự kiện nhà đầu tư cần để mắt đến:
- Cuộc họp thượng đỉnh G20 - Cuộc họp thượng đỉnh G20 vào cuối tuần là tâm điểm. Dựa vào động thái giá trên thị trường, nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc nối lại đàm phán thương mại. Theo giọng điệu của chính quyền Trump thì có lẽ họ cũng đang mong muốn mọi chuyện đi theo chiều hướng tốt hơn nhưng những gì chính quyền Bắc Kinh thể hiện lại chống lại điều đó. Lãnh đạo của cả 2 quốc gia đồng ý tham gia cuộc gặp, và chừng nào cuộc gặp không bị hoãn thì chúng tôi nghĩa rằng tiền tệ hệ số beta cao sẽ tiếp tục duy trì mức giá so với USD. Tuy nhiên, trong trường hợp 1 trong 2 bên hủy bỏ cuộc gặp gỡ, thì tâm lý lo ngại rủi ro sẽ trở lại ngay lập tức kéo theo sụt giảm mạnh tại các đồng tiền lớn, thị trường khi đó sẽ quay lại với đồng tiền dự trữ toàn cầu là USD. Câu chuyện 2 quốc gia này có quay lại bàn đám phán không là 1 chuyện khác và nó sẽ có ảnh hưởng lên thị trường trong tuần tới chứ không phải trong tuần này.
- Phát biểu của Fed - Hiện tại, thời gian im lặng của ngân hàng trung ương đã đi qua, sẽ có một vài quan chức Fed đưa ra phát biểu bao gồm cả chủ tịch Powell. Chúng ta đã biết rõ lập trường của Fed (giảm lãi suất trong năm nay), tuy nhiên động thái khẳng định bằng các nhận định ôn hòa từ chủ tịch Powell có thể khiến USD/JPY giảm. Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo cho cặp tiền này là 106,50.
- Quyết định lãi suất ngân hàng New Zealand - Cuộc họp chính sách tiền tệ duy nhất trong tuần này là ngân hàng New Zealand, và trong cuộc họp cuối, họ đã cắt giảm lãi suất một lần và duy nhất. Nhà đầu tư chờ đợi xem liệu điều đó còn đúng nếu ngân hàng New Zealand cảm thấy động thái nới lỏng hơn nữa là cần thiết – tương tự như là với ngân hàng Úc.
- Phát biểu của ngân hàng Anh - Có rất ít thông tin được biết đến trong cuộc họp chính sách tiền tệ của ngân hàng Anh trong tuần trước. Chúng ta biết được họ đã không thay đổi lãi suất dù rằng họ biết được rủi ro của nền kinh tế cũng như nhận định rằng lãi suất có thể tăng nếu các chỉ số dự báo đạt được. Trong ngày thứ Tư, thống đốc ngân hàng Anh Carney sẽ có phiên điều trần trước quốc hội về báo cáo lạm phát tháng 5, nên thị trường kỳ vọng có nhiều thông tin hơn về chính sách tiền tệ. Đó sẽ là phát biểu có ảnh hưởng đáng kể lên Bảng Anh.
- Phản ứng dữ dội với Iran - Căng thẳng leo thang gay gắt tại khu vực vịnh Ba Tư sau khi tổng thống Trump ký một sắc lệnh trừng phạt kinh tế “nặng nề” hơn đối với Iran ngày hôm nay. Mỹ kỳ vọng rằng áp lực này là đủ để đưa Iran quay lại bàn đàm phán nhưng nếu nó chuyển biến sang thành các hình thức đụng độ quân sự hay tấn công khác thì diễn biến thị trường sẽ càng thêm bất ổn.