USD giảm hơn 0,1% tại thời điểm viết, phiên giảm thứ 3 trong vòng 4 ngày với tổng mức giảm 1,22%. Đây cũng là mức giảm nhiều nhất tuần trong 2 tháng sau tuyên bố mang tính dovish từ Fed.
Đợt bán ra bắt đầu sau khi công chức Fed cảnh báo về tăng trưởng toàn cầu suy yếu. Robert Kaplan chủ tịch của Fed Dallas nói với Fox Business rằng ông ấy nhận thấy nền kinh tế đang suy yếu tại Châu Âu và Trung Quốc. Richard Clarida người mới được bổ nhiệm chức phó chủ tịch tại Fed cũng cảnh báo điều tương tư đối với triển vọng kinh tế Mỹ. Lưu ý rằng họ không nói riêng biệt nền kinh tế Mỹ mà thay vào đó là nhấn mạnh hoạt động kinh tế Mỹ mạnh mẽ như hiện tại không thể phát triển trong 1 bong bóng.
Đây là câu chuyện của thị trường hiện tại. Tuy nhiên, USD đã được giao dịch trong xu thế giảm ngắn hạn kể từ thứ Ba, 3 ngày trước khi Fed có tuyên bố chính thức.
USD giảm theo lãi suất trái phiếu. Về mặt kỹ thuật, nó đã chạm vào ngưỡng kháng cự của đỉnh kênh tăng.
Trong tuần trước, chúng tôi đã chỉ ra rằng USD khẳng định xu thế tăng trung hạn và dự báo về một đợt điều chỉnh đến đáy kênh. Dựa vào các bằng chứng, chúng tôi dự báo có một đợt phục hồi hướng tới đỉnh kênh.
Trong bài viết trước, chúng tôi khuyên các nhà đầu tư thận trọng để chờ một đợt điều chỉnh hoàn toàn trung hạn, điều đang diễn ra hiện nay. Tại điểm này, để thực hiện giao dịch như đã mô tả ở bài viết trước, họ phải đợi cho đến khi đường xu thế tăng trung hạn được khẳng định.
Cũng trong cùng bài viết, chúng tôi cho rằng nhà đầu tư mạo hiểm nên tham gia vào đợt điều chỉnh, và mục tiêu đã đạt được trong hôm nay.
Giá giảm 0,09% đầu ngày hôm nay nhưng đã phục hồi mức giảm tới 0,02% tại thời điểm viết. Sau khi bán tháo USD khiến USD giảm 0,47% trong ngày thứ Sáu - mức giảm sâu nhất trong hơn 2 tuần.
Về cơ bản, bởi vì nền kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng và Fed đưa ra cảnh báo về một đợt suy thoái gián tiếp. Cũng như là Clarida bảo về cho tốc độ tăng lãi suất của ngân hàng trung ước và chủ tịch Fed Chicago Charles Evans nói rằng ông ấy dự báo sẽ có 4 đợt tăng lãi suất vào năm 2019. Về mặt kỹ thuật, hoạt động giá đã đạt ngưỡng hỗ trợ của đáy kênh tăng trong khi nhu cầu vẫn đang vượt quá cung cũng như là cả 2 đường 50 & 100 MA.
Tuy nhiên, bức tranh không phải là hoàn toàn màu hồng. Đồng USD vẫn phải đối mặt với đường kháng cự của cây nến shooting star hàng tuần hồi giữa tháng 8, có đỉnh là 96,98, như là chỉ báoi MACD giảm hàng ngày - tín hiệu đang dao động và một lần nữa ở vị thế bán và chỉ báo hàng ngày RSI, đang dao động với sự bứt phá giảm điểm của mẫu hình đỉnh đầu vai.
Ngoài ra, trong khi giá cắt trên đường MA 200 tuần vào giữa tháng 10, đường MA 100 tuần giảm dưới đường MA 200 tuần hồi đầu tháng 9.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chọn chờ vị thế mua với xác nhận xu hướng tăng trung hạn sẽ vượt ngưỡng 96,98. Họ sau đó sẽ chờ phiên điều chỉnh xác nhận xu hướng tăng.
Nhà đầu tư trung bình có thể chấp nhận rủi ro Mua trước xác nhận về nhu cầu với ít nhất một cây nến dài màu xanh
Giao dịch mẫu
- Điểm vào: 97
- Cắt lỗ: 96,50
- Rủi ro: 50 điểm
- Mục tiêu: 98,5
- Lợi nhuận: 150 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia vị thế Mua với ngưỡng cắt lỗ dưới kênh tăng.
Giao dịch mẫu
- Điểm vào: 96,35
- Cắt lỗ: 96
- Rủi ro: 35 điểm
- Mục tiêu: 97,40, dưới đường kháng cự của đỉnh trước
- Lợi nhuận: 105 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3