Một trong những chỉ thị tổng quát của Fed là quản lý chính sách tiền tệ để đồng tiền quốc gia ổn định và kinh tế tăng trưởng bền vững. Với mục đích đó, Fed có quyền đưa ra có lẽ là đợt tăng dài nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán. Một trong những lý do khiến thị trường đã tăng 330% trong thập kỷ qua đến từ mức lãi suất gần như 0% do ngân hàng trung ương hỗ trợ để kích thích phát triển kinh tế.
Đương nhiên, mức lãi suất giả tạo là không bền vững. Đó là lý do bắt đầu từ cuối 2015, Fed đã dần tăng lãi suất để giữ kinh tế đi đúng hướng. Chứng khoán vẫn tiếp tục quỹ đạo tăng kể từ đó, nhưng kể cả đợt tăng dài nhất lịch sử thì cũng sẽ đi đến hồi kết. Một vài ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô cũng như bất ổn chính trị khiến đợt tăng chao đảo.
Một phần là hệ quả của nhà đầu tư đang trở nên bi quan vào thị trường. Có một thế hệ nhà đầu tư chỉ biết đến môi trường dễ dàng. Họ luôn kỳ vọng rằng chính sách tiền tệ nằm cùng phía với họ. Nhưng khi lãi suất tăng - cho dù vẫn ở mức thấp - bỗng trở thành mối đe dọa đối với họ. Triển vọng kinh tế dường như u ám hơn. Tổng thống Trump gần đây đã chống lại việc tăng lãi suất, ngay trước quyết định tăng lãi suất vào tối nay, dường như đã gây thêm lo ngại về khả năng lãi suất tăng cao.
Lãi suất tăng không đồng nghĩa với USD tăng. Thực tế là kể từ khi tăng lãi suất 16/12/2015, lần đầu tiên kể từ 2006 USD đã giảm. Vào ngày 15/12, chỉ số USD đóng phiên tại 98,22 tương đương với 1,5% cao hơn so với hiện tại
Vì USD là đồng tiền dự trữ quốc tế cũng như là đồng tiền của hàng hóa và đồng thời là tài sản trú ẩn, nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu của nó.
Có thể thấy có những tác động xung đột trong mô hình kỹ thuật DXY. Giao dịch kể từ tháng 11 đã hình thành tam giác đối xứng, tăng trong xu thế tăng và hoàn thành một bứt phá xu thế tăng.
Mặt khác, mô hình giá được phát triển từ giữa tháng 8 đang hình thành một tam giác tăng, thể hiện xu hướng giảm giá khi nhu cầu tăng lên trong khi giá không tăng. Trên hết, giá có thể đang hình thành một đáy lớn kể từ tháng 11/2017. Lưu ý, chỉ báo MACD đã đưa ra tín hiệu bán, vì đường MA ngắn hơn giảm xuống dưới đường MA dài hơn và chỉ báo RSI có thể đang hình thành đỉnh, hoàn thành phiên bứt phá giảm.
Cuối cùng, không thể biết diễn biến của USD tiếp theo như thế nào. Nhà đầu tư đang nỗ lực giao dịch trong kênh tích luỹ hoặc chờ phiên bứt phá. Lưu ý, ngay cả khi có phiên bứt phá tăng của tam giác đối xứng, đỉnh cũng có thể hình thành đường kháng cự.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ phải chờ xu hướng rõ ràng với một phiên bứt phá quyết đoán, hoặc tăng hoặc giảm, trước khi tham gia vị thế nào.
Nhà đầu tư trung bình có thể chấp nhận rủi ro dựa vào phiên bứt phá mô hình tam giác đối xứng, nhưng vẫn cần xác định xu hướng rõ ràng, tăng hoặc giảm.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia mua khi đường hỗ trợ 50 DMA tạo đáy ở mô hình tam giác đối xứng và đường xu hướng tăng kể từ ngày 21/9 (một phần do xu hướng tăng, chứ không phải giảm).
Giao dịch mẫu:
- Điểm vào: 96,80
- Cắt lỗ: 96,60, đường 50 DMA, dưới ngưỡng thấp hôm qua.
- Rủi ro: 20 điểm
- Mục tiêu: 97,60, dưới ngưỡng cao ngày thứ 6.
- Lợi nhuận: 80 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:4